Được biết, Nicole Gray, 19 tuổi sống cùng mẹ là bà Grace, 49 tuổi tại Musselburgh, hạt East Lothian, Scotland. Tính mạng của Nicole luôn bị đe dọa bởi chứng dị ứng kỳ lạ khiến cô liên tục bị sốc phản vệ cho dù là ăn những thực phẩm thông thường và tiếp xúc với đồ gia dụng.
Thật nực cười, nhưng đây hoàn toàn là một căn bệnh có thật. Nicole đã phải nhập viện tổng cộng hơn 100 lần trong 3 năm trở lại đây. Căn bệnh quái gở 'biến hóa khôn lường' đến nỗi cô không bao giờ biết thứ gì là an toàn với mình.
Nicole không kiểm soát được thời gian xuất hiện và biến mất của bệnh dị ứng (Ảnh: Kenh14.vn)
Cô gái trẻ này được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn năm 15 tuổi. Đến năm 16 tuổi, Nicole bị sốc phản vệ lần đầu tiên sau khi ăn kem có lẫn hạt dẻ. Sau đó, cũng có lần cô bị dị ứng với sô-cô-la.
Nhưng hiện tại, cô đã hết mẫn cảm với chúng và chuyển sang dị ứng với động vật có vỏ và cacao. Danh sách thực phẩm hiện đang 'cấm kỵ' với cô gái trẻ bao gồm: pho mát xtitơn (loại pho mát của Anh), thậm chí tất cả các loại pho mát khác, quả lê, nước si-rô phong, thuốc chống viêm Ibuprofen, Aspirin. Không được ăn pho mát cũng đồng nghĩa với việc cô không được ăn món pizza khoái khẩu.
Những thực phẩm 'cấm kỵ' với cô gái trẻ này (Ảnh: Kenh14.vn)
Theo đó, Nicole còn bị dị ứng với cả đồ gia dụng trong nhà như khăn mặt. Mỗi khi ra ngoài, cô thường phải mang gel rửa tay vì từng bị dị ứng với bánh xà phòng.
Mỗi lần bị dị ứng, cơ thể Nicole có các triệu chứng như: mọc các nốt ban ngứa, sưng họng và khó thở. Để đối phó với những cơn sốc bất ngờ, Nicole luôn mang theo liều thuốc tiêm EpiPen. Loại thuốc này được sử dụng trong những trường hợp cấp cứu nhằm kích thích hoóc-môn Adrenaline. Sau đó, gia đình sẽ gọi cấp cứu hoặc đưa cô vào bệnh viện.
Nicole cảm thấy rất khó khăn khi phải sống chung với căn bệnh 'ẩm ương' này. Nó đã ảnh hưởng không ít tới cuộc sống và việc học tập của cô. Khi đi mua đồ ăn, cô phải giới hạn trong khả năng của mình. Thậm chí, nước hoa quả ép đóng hộp sẵn cũng nên hạn chế vì có thể trước khi được bày bán trên thị trường, chúng được đóng gói trong nhà máy có chứa hạt dẻ. 'Bệnh dị ứng của tôi rất nghiêm trọng vì vậy tôi không thể liều lĩnh với tính mạng của mình được', Nicole chia sẻ.
Thường xuyên vào viện khiến việc học của cô bị gián đoạn và phải kiểm tra cuối kỳ sau cùng. Đến các câu lạc bộ đêm cũng rất nguy hiểm với Nicole, họ sẽ chỉ nghĩ rằng cô ấy bị say rượu nếu chẳng may bị lên cơn sốc phản vệ. Vì vậy, cô thường nói rõ với nhân viên trước khi gọi đồ uống.
Các chuyên gia cho biết, dị ứng với thực phẩm như các loại hạt, cá, động vật có vỏ ít có chiều hướng thuyên giảm mà thường bám theo người bệnh suốt đời. Mỗi bệnh nhân đều có một ngưỡng gây dị ứng. Cho dù chỉ là một chút rất nhỏ, họ cũng có thể bị sốc phản vệ nếu cơ thể có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm đó.
Ngưỡng này thay đổi phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, qua mỗi ngày. Cho dù người bệnh có mắc hen suyễn hay không, người ta vẫn có thể kiểm soát được nó. Ngoài ra, hoạt động và căng thẳng cũng là nhân tố gây ảnh hưởng tới ngưỡng gây dị ứng.
Có lẽ, Nicole sẽ phải tiếp tục 'sống chung với lũ' cho tới khi các bác sỹ tìm ra phương pháp chữa trị tận gốc cho căn bệnh quái gở này.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng thực phẩm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!