8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Thực phẩm gây dị ứng không những dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu trên cơ thể mà còn ẩn chứa rủi ro nguy hiểm khi bạn không kịp điều trị.

Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu không kịp thời điều trị!

Dị ứng thực phẩm (Food Allergy) là tình trạng trong đó một số loại thực phẩm gây ra phản ứng miễn dịch bất thường. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch “nhận nhầm” một số protein trong thực phẩm là có hại. Cơ thể của bạn sau đó đưa ra các biện pháp bảo vệ bao gồm giải phóng các chất hóa học gây viêm như histamine.

Đối với một số người đã từng bị dị ứng, chỉ cần tiếp xúc với một lượng rất nhỏ thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra phản ứng miễn dịch bất thường.

Các triệu chứng có thể xảy ra sau khi tiếp xúc thực phẩm gây dị ứng từ vài phút đến một vài giờ bao gồm:

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806654315-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556806741740-0'); });

  • Nôn
  • Khó thở
  • Tiêu chảy
  • Huyết áp thấp
  • Phát ban ngứa
  • Sưng lưỡi, miệng hoặc mặt

Dưới đây bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 8 loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến để cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống nhé!

1. Sữa bò là thực phẩm gây dị ứng

Tình trạng dị ứng với sữa bò thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là khi tiếp xúc với protein sữa bò trước 6 tháng tuổi.  Đây là một trong những tình trạng dị ứng phổ biến nhất ảnh hưởng đến 2 – 3% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, khoảng 90% trẻ em sẽ không còn tình trạng này vào khoảng 3 tuổi.

Tình trạng dị ứng sữa bò có thể xảy ra ở cả hai dạng IgE và không IgE, nhưng dạng IgE là phổ biến và nghiêm trọng nhất. Trẻ em hoặc người lớn có xu hướng phản ứng dị ứng trong vòng 5 – 30 phút sau khi uống sữa bò với các triệu chứng như sưng, phát ban, nổi mề đay, trường hợp hiếm gặp có thể gây sốc phản vệ. Dị ứng không IgE thường có nhiều triệu chứng như nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cũng như viêm thành ruột.

Các bà mẹ cho con bú bị dị ứng có thể phải loại bỏ sữa bò và các thực phẩm có liên quan đến sữa bò ra khỏi chế độ ăn uống. Đối với trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ, bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn dùng sữa phù hợp.

2. Trứng là thực phẩm gây dị ứng

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

Tình trạng dị ứng trứng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây dị ứng ở trẻ em. Các triệu chứng gây dị ứng bao gồm:

  • Vấn đề về tiêu hóa, như đau dạ dày
  • Phản ứng da, như nổi mề đay hoặc phát ban
  • Vấn đề về đường hô hấp
  • Sốc phản vệ (rất hiếm)

Các protein trong lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng khác nhau một chút nên có thể có người dị ứng với lòng trắng trứng, có người lại dị ứng với lòng đỏ. Tuy nhiên, hầu hết các protein gây ra dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng, do đó lòng trắng trứng gây dị ứng phổ biến hơn.

3. Hạt cây là thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng hạt cây là loại dị ứng phổ biến ở trẻ em và người lớn. Nếu bạn bị dị ứng với một loại hạt cây sẽ có nguy cơ cao dị ứng với các loại hạt cây khác. Các loại hạt cây dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Hạt dẻ
  • Hạt điều
  • Hạnh nhân
  • Quả óc chó
  • Quả hồ trăn
  • Quả hạch Brazil

Dị ứng với các loại hạt cây thường là tình trạng suốt đời và nghiêm trọng, chiếm khoảng 50% trường hợp tử vong liên quan đến sốc phản vệ.

Những người bị dị ứng hạt (cũng như các dị ứng có khả năng đe dọa đến tính mạng khác) được khuyên nên mang theo epipen mọi lúc. Epipen là một thiết bị có khả năng cứu sống, cho phép người bị dị ứng tự tiêm một mũi adrenaline nếu họ bắt đầu bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

4. Đậu phộng là thực phẩm gây dị ứng

Giống như dị ứng hạt cây, dị ứng đậu phộng rất phổ biến, có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Đậu phộng là một cây họ đậu, tuy nhiên, những người bị dị ứng đậu phộng cũng thường dị ứng với các loại hạt cây.

Dị ứng đậu phộng ảnh hưởng đến khoảng 4 – 8% ở trẻ em và 1 – 2% ở người lớn. Tuy nhiên, khoảng 15 – 22% trẻ em bị dị ứng đậu phộng thường sẽ cải thiện khi bước vào tuổi thiếu niên.

5. Hải sản là thực phẩm gây dị ứng

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

Tình trạng dị ứng hải sản là do cơ thể bạn tấn công các protein từ các loài cá giáp xác và động vật thân mềm như tôm, mực ống, sò, ốc… Tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng hải sản là một loại protein có tên là tropomyosin. Các protein khác có thể đóng vai trò kích hoạt phản ứng miễn dịch là arginine kinase và chuỗi myosin.

Các triệu chứng dị ứng hải sản thường xuất hiện nhanh chóng và tương tự như các dị ứng thực phẩm IgE khác.

Dị ứng hải sản khó giải quyết theo thời gian, vì vậy hầu hết những người mắc bệnh phải loại trừ tất cả các loài hải sản gây dị ứng.

6. Lúa mì là thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng lúa mì là một phản ứng dị ứng với một trong những protein có trong lúa mì, có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em nhiều nhất. Giống như các dị ứng khác, dị ứng lúa mì có thể dẫn đến suy hô hấp, nổi mề đay, nôn mửa, nổi mẩn, sưng. trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ.

Tình trạng dị ứng lúa mì thường bị nhầm lẫn với bệnh celiac và nhạy cảm gluten không celiac, điều này do có các triệu chứng ảnh hưởng đường tiêu hóa tương tự nhau.

Những người bị dị ứng lúa mì chỉ cần tránh dùng lúa mì và các sản phẩm đến từ nó, có thể dung nạp gluten từ các loại ngũ cốc không chứa lúa mì.

7. Đậu nành là thực phẩm gây dị ứng

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

Dị ứng đậu nành ảnh hưởng đến khoảng 0,4% trẻ em, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới ba tuổi. Tình trạng này được kích hoạt bởi một loại protein trong đậu nành hoặc các sản phẩm có chứa đậu nành.  Các triệu chứng có thể từ ngứa, ngứa miệng, chảy nước mũi đến phát ban và hen suyễn hoặc khó thở. Trong một số ít trường hợp, dị ứng đậu nành cũng có thể gây sốc phản vệ.

Một số ít trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa bò cũng có thể dị ứng với đậu nành. Cách điều trị duy nhất cho tình trạng dị ứng đậu nành là bạn hãy tránh dùng đậu nành và các sản phẩm từ nó như sữa đậu nành hoặc nước tương.

8. Cá là thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng cá là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 2% người trưởng thành. Giống như dị ứng động vật có vỏ, dị ứng cá có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Các triệu chứng chính bao gồm nôn mửa và tiêu chảy, trường hợp hiếm gặp có thể gây sốc phản vệ. Người bị dị ứng cá thường cần mang theo epipen để kịp thời xử lý nếu gặp vấn đề.

Do các triệu chứng có thể giống nhau, đôi khi tình trạng dị ứng cá bị nhầm lẫn với phản ứng chất gây ô nhiễm trong cá, chẳng hạn như vi khuẩn, virus hoặc độc tố.

Động vật có vỏ và cá không mang cùng một loại protein, vì thế người bị dị ứng với động vật có vỏ có thể không bị dị ứng với cá.

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

Đôi khi bạn có thể khó phân biệt giữa dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thực hiện các chẩn đoán kiểm tra.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng dị ứng thực phẩm bằng các cách sau đây:

• Đánh giá chế độ ăn uống: Một bản đánh giá chi tiết về thực phẩm ăn, bao gồm cả thời gian và triệu chứng.

• Xét nghiệm chích da (Skin prick testing): Một lượng dị nguyên nhỏ được “chích” vào da bằng kim và xem phản ứng trên da.

• Thử nghiệm ăn thử thực phẩm: Bạn sẽ ăn loại thực phẩm nghi ngờ dị ứng với liều lượng tăng dần dưới sự giám sát của bác sĩ y tế.

• Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy máu và đo mức độ kháng thể IgE.

Không giống như tình trạng không dung nạp thực phẩm, dị ứng thực phẩm là do hệ thống miễn dịch xác định không chính xác một số protein trong thực phẩm là có hại. Điều này có thể gây ra các phản ứng dị ứng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Cách điều trị duy nhất là bạn hãy loại bỏ thực phẩm gây dị ứng khỏi chế độ ăn uống và thảo luận với bác sĩ về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng nhé.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những thông tin hữu ích về chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ
  • Các phương pháp điều trị dị ứng tại nhà
  • Bạn dị ứng sữa bò? Đừng lo, đã có các loại sữa khác thay thế!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!