Cơ hội cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Sống Khỏe - 09/21/2024

Tuyến tiền liệt có chức năng chủ yếu là sản sinh ra dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng, gọi là tinh dịch. Những ống dẫn nhỏ trong tuyến tiền liệt dẫn tinh dịch tới niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) và xuất ra khi bạn xuất …

Tuyến tiền liệt có chức năng chủ yếu là sản sinh ra dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng, gọi là tinh dịch. Những ống dẫn nhỏ trong tuyến tiền liệt dẫn tinh dịch tới niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) và xuất ra khi bạn xuất tinh.

Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư hay gặp nhất ở nam giới. Theo thống kê của Mỹ, cho đến 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt là 25, nghĩa là cứ 4 nam giới thì 1 có một số tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt. Đến 80 tuổi, tỷ lệ này tăng lên thành 50%.

Khi về già, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của bạn tăng lên. Tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 72.

Đối với nhiều người, chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt đáng sợ không phải do bệnh đe dọa cuộc sống của họ mà là vì ảnh hưởng của bệnh đến khả năng tình dục và sinh hoạt “chăn gối”.

Trong thực tế, hậu quả có thể có của điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể còn đáng lo hơn chính bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm rối loạn điều khiển bàng quang và rối loạn cương dương (liệt dương).

Tuy nhiên, bạn đừng nản chí vội. Nếu ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện kịp thời, tức là ung thư vẫn chưa di căn ra ngoài tuyến tiền liệt, bạn vẫn có cơ hội để điều trị thành công với tác dụng phụ ít và không kéo dài.

Làm thế nào biết được bạn bị ung thư tuyến tiền liệt?

Ở giai đoạn sớm, ung thư tiền liệt tuyến thường không có triệu chứng. Phần lớn ca ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện nhờ các biện pháp tầm soát ung thư. Khi ung thư đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định, khối u đủ lớn và chèn ép hoặc xâm lấn vào niệu đạo, bạn mới có các triệu chứng rối loạn đi tiểu như:

  • Tiểu khó;
  • Tiểu lắt nhắt nhiều lần trong ngày;
  • Tiểu không hết nước tiểu;
  • Tiểu ra máu;
  • Bí tiểu (không thể tiểu).

Ở một số nam giới, triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chỉ sau khi nó lây lan (di căn). Các khu vực thường bị ảnh hưởng bởi ung thư lây lan là xương (thường là xương chậu, xương sườn, hoặc đốt sống) và thận. Ung thư xương có xu hướng gây đau đớn và có thể làm suy yếu xương làm cho nó dễ gãy. Ung thư tuyến tiền liệt còn có thể lây lan đến não, gây ra co giật, lú lẫn, đau đầu, suy nhược, hoặc các triệu chứng thần kinh khác. Sau khi ung thư lây lan, thiếu máu là thường xảy ra.

Một số triệu chứng khác của ung thư tuyến tiền liệt như trong tinh dịch có máu. Trễ hơn nữa, khi đã di căn, bạn sẽ thấy có hạch trong bụng hoặc trên cổ, đau nhức xương, thường ở xương chậu và cột sống.

Đâu là nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt?

Nhưng yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường là:

  • Trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt;
  • Đang nhận điều trị bổ sung testosterone.

Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển rất chậm. Nhiều trường hợp chết do các nguyên nhân trước khi ung thư tuyến tiền liệt phát giác.

Hướng điều trị ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị hoặc liệu pháp hormone làm chậm sự phát triển ung thư.

Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?

Để ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt phát triển, bạn nên:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Chọn chế độ dinh dưỡng ít chất béo;
  • Ăn nhiều chất béo từ thực vật hơn là từ động vật;
  • Tăng số lượng loại trái cây và rau quả bạn ăn mỗi ngày;
  • Ăn cá;
  • Giảm số lượng các sản phẩm từ sữa bạn ăn mỗi ngày;
  • Duy trì trọng lượng phù hợp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!