Người mắc bệnh giang mai trước khi điều trị khỏi, tốt nhất không nên kết hôn và sinh con, để tránh lây truyền bệnh sang đời sau. Giang mai là một căn bệnh truyền nhiễm mãn tính, đẩy người bệnh đến bước đường muốn kết hôn nhưng lại không thể.
1. Người mắc bệnh giang mai có thể kết hôn không?
Câu trả lời đó là bạn vẫn có thể kết hôn khi mắc bệnh giang mai
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, biểu hiện của bệnh không rõ ràng, chức năng tình dục cũng không bị ảnh hưởng nhiều, song tinh thần luôn ở trạng thái căng thẳng, lo lắng, do vậy người bệnh không đạt được cực khoái khi quan hệ tình dục.
Khi bệnh giang mai phát triển đến giai đoạn 2, 3 thường có những biểu hiện nghiêm trọng hơn, phát bệnh toàn thân và gây ảnh hưởng rõ ràng đến chức năng sinh lý, nếu như bạn đời không thông cảm rất dễ dẫn đến nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vì khi dương vật đưa vào trong âm đạo, niêm mạc da sẽ bị tổn thương, thậm chí ngay cả khi hôn, niêm mạc da ở môi cũng bị loét ra làm người bị bệnh giang mai và bạn đời không còn hứng thú quan hệ nữa.
Sau khi đã điều trị khỏi, sau 1 năm bệnh nhân nên đi kiểm tra huyết thanh, kết quả âm tính với xoắn khuẩn giang mai mới được khôi phục đời sống sinh hoạt tình dục, và kết hôn.
Trong thời gian bắt đầu khôi phục lại đời sống tình dục , khi quan hệ tình dục, người bệnh nên sử dụng bao cao su, để tránh nguy cơ bệnh tái phát, đồng thời tránh nguy cơ mang thai. Ngoài ra người bệnh giang mai cần chú ý không được quan hệ quá nhiều và quá lâu, không nên để mất nhiều sức lực khi quan hệ.
2. Bạn cần đi thăm khám và điều trị bệnh giang mai tích cực
Đưa ra quyết định kết hôn khi mắc bệnh giang mai có lẽ là điều khá khó khăn với những người đang mang trong mình căn bệnh này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sau kết hôn, bạn phải đối diện với “thử thách lớn” khi điều trị bệnh giang mai triệt để.
Việc nên làm đó là đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm giang mai, thăm khám tổng quát tình hình sức khỏe của bản thân và nghe kết luận chính xác của bác sĩ về cấp độ bệnh, hướng điều trị. Thông thường, trong quá trình điều trị bệnh giang mai , bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh cho người bệnh và phải căn cứ vào cấp độ bệnh để đưa ra thuốc cũng như liều dùng cụ thể với người bệnh.
- Điều trị giang mai ở giai đoạn đầu: Sử dụng thuốc kháng sinh tiêm bắp một liều duy nhất, với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con thì cần có sự chỉ dẫn riêng của bác sĩ chuyên môn.
- Điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn biến chứng: Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao tiêm vào tĩnh mạch và tiến hành tiêm trong khoảng 10 ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc được chỉ định thì bác sĩ có thể thay thế thuốc khác.
Tuy nhiên, việc điều trị giang mai bằng thuốc hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm. Nhược điểm ở chỗ thuốc cũng không thể điều trị triệt để bệnh giang mai được mà chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các xoắn khuẩn giang và các biến chứng của bệnh giang.
3. Những lưu ý khi điều trị bệnh giang mai
Cung cấp thông tin chi tiết về bệnh
Thành thật cung cấp những thông tin cho bác sĩ về bệnh sử, những hành vi quan hệ tình dục không lành mạnh, quá trình dùng thuốc, dị ứng với những loại thuốc nào...để giúp bác sĩ hiểu toàn diện về bệnh tình và đưa ra những biện pháp điều trị đặc hiệu cho từng bệnh nhân.
Tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị và những hướng dẫn của bác sĩ
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ lây nhiễm nặng hay nhẹ, tình hình miễn dịch ra sao của mỗi người bệnh để đem lại những lợi ích cho việc điều trị và đồng thời hạn chế được những tái phát về sau.
Top địa chỉ vàng khám bệnh giang mai ở Hà Nội mà bạn nên biết
Xét nghiệm tiền hôn nhân cho nữ giới - Xander uy tín
Điều trị xoắn khuẩn giang mai như thế nào?
Bệnh lậu là gì? Bị bệnh lậu cần kiêng những gì?
4 bí quyết "vàng" mẹ bầu cần biết sau đẻ mổ
Ngay lập tức thông báo với bác sĩ khi gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc
Quá trình điều trị thể xuất hiện một vài phản ứng phụ: Sốt cao, đau đầu, toàn thân mệt mỏi.... Người bệnh nên kịp thời giảm đau hạ sốt. Cần thiết dùng thuốc giảm triệu chứng thì phải tư vấn bác sỹ điều trị, không nên tùy tiện dùng thuốc
Người bị giang mai giai đoạn đầu cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục
Người mắc bệnh giang mai từ 2 năm trở lên cũng cần cố gắng hạn chế quan hệ tình dục, nếu quan hệ thì cần sử dụng bao cao su. Những người chưa kết hôn cần điều trị dứt điểm giang mai rồi mới kết hôn để có tâm lý thoải mái nhất cho cả bản thân lẫn người bạn đời
Kiên trì điều trị khoa học
Điều trị giang mai là một quá trình chậm và lâu dài, một vài bệnh nhân sau khi điều trị thây triệu chứng giảm, không rõ ràng, thường cho rằng đã khỏi bệnh và tự động ngừng việc điều trị, không đi kiểm tra lại, do đó không những không đạt được hiệu quả điều trị, mà còn kéo dài quá trình chữa trị về sau.
Bắt buộc khám lại định kỳ
Sau khi điều trị các vết loét cục bộ hoặc triệu chứng toàn thân sẽ nhanh chóng biến mất, tuy nhiên chỉ đến khi nào kết quả xét nghiệm phản ứng RPR (Rapid Plasma Reagin) chuyển thành âm tính, khi đó bệnh mới hoàn toàn được điều trị khỏi. Quá trình đó kéo dài từ 3 đến 6 tháng.. Do đó dù ở bất kì giai đoạn nào,bệnh nhân đều cần phải tuân thủ quá trình điều trị và quan sát phải trong vòng từ 2 – 3 năm.
Xem thêm:
- Săng giang mai là gì và quá trình phát triển bệnh?
- Triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!