Cơ thể chúng ta có thể cầm cự được bao lâu nếu nhịn ăn hoàn toàn?

Điều cần biết - 11/24/2024

Đâu là giới hạn của cơ thể khi không còn nhận được chất dinh dưỡng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ra để cơ thể bị đói lâu ngày? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.

Cơ thể chúng ta có thể cầm cự được bao lâu nếu nhịn ăn hoàn toàn?

Nếu nhịn ăn thì cơ thể sẽ cầm cự được trong bao lâu?

Cơ thể chúng ta có thể cầm cự được bao lâu nếu nhịn ăn hoàn toàn?

Trước đây, khi trào lưu nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, nhịn ăn để giảm cân trở nên phổ biến, nhiều chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo trào lưu này có thể là con dao hai lưỡi bởi khả năng gây tổn hại đến cơ thể.

Nhịn ăn khác với việc ăn chay bởi ăn chay trong một thời gian nhất định thường có lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ béo phì và kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Nhưng nếu nhịn ăn hoàn toàn sẽ có những tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm.

Cơ thể chúng ta có thể cầm cự được bao lâu nếu nhịn ăn hoàn toàn?

Nhịn ăn hoàn toàn sẽ có những tác động xấu tới sức khỏe

Thời gian sống lâu nhất mà không có thức ăn được ghi nhận là trên 70 ngày của một tù nhân chính trị người Ireland trong cuộc tấn công kéo dài 74 ngày.

Trung bình, chúng ta chỉ nên nhịn ăn không quá 2 ngày để đảm bảo an toàn bởi sau 2 ngày không ăn gì, các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể bắt đầu tăng lên không ngừng với điều kiện vẫn uống nước.

Có người có thể cầm cự được khá lâu khi họ nhịn ăn, nhưng cũng có nhiều người cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt chỉ sau vài giờ không ăn gì.

Với những người có thể trạng yếu và môi trường sống khắc nghiệt thì con số 2 ngày này thậm chí còn thấp hơn.

Nếu vừa nhịn ăn vừa nhịn uống, cơ thể ra mồ hôi mà không được bù nước thì bạn sẽ cảm thấy đuối sức chỉ sau 4 giờ đồng hồ.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong cơ thể nếu nhịn ăn?

Các nhà khoa học đã lập luận rằng tình trạng sức khỏe (ví dụ bệnh tiểu đường, lượng chất béo, vitamin và khoáng chất), trọng lượng cơ thể và điều kiện môi trường sống (thời tiết) có ảnh hưởng lớn đến khoảng thời gian hay giới hạn chịu đựng của cơ thể khi không còn được nạp thức ăn.

Cụ thể: Nhịn đói sau 48 tiếng (2 ngày), lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị cạn kiệt, glycogen trong cơ bắp và gan sẽ được lấy ra dần từ để chuyển hóa thành glucose tạo năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể.

Và sau 72 tiếng (3 ngày) cơ thể bắt đầu lấy protein dự trữ ra để duy trì hoạt động, dẫn đến mất cơ, giảm mật độ xương, thậm chí gây ra các vấn đề về thận và tim.

Cơ thể chúng ta có thể cầm cự được bao lâu nếu nhịn ăn hoàn toàn?

Nhịn ăn khiến toàn bộ hệ thống, cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động dần dần

Cơ thể bị bỏ đói lâu ngày hoặc lượng thức ăn ăn vào quá ít có thể dẫn đến suy đa tạng và nhiễm độc máu, cuối cùng là tử vong.

Khi chỉ số khối cơ thể BMI giảm còn từ 12 đến 12,5, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong do các biến chứng liên quan sẽ tăng cao hơn. Trong khi chỉ số BMI của người khỏe mạnh từ 18,5 đến 24,9.

Sau khi những nguồn này cạn kiệt, chất béo lipolysis và cuối cùng là protein trong các tế bào, khối cơ bắt đầu được đem ra sử dụng. Quá trình tiêu hao này đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Hậu quả của việc nhịn ăn là gì?

Khi bạn nhịn ăn trong vòng 48 giờ (2 ngày), khiến cho cơ thể phải phá vỡ và lấy đi các nguồn khác để tạo năng lượng, thì một số hệ quả kéo theo gồm có:

- Mệt mỏi, đuối sức, có thể ngất xỉu

- Mất cơ

- Giảm mật độ xương, khiến xương bị khô và giòn, loãng xương

- Vấn đề về tim do cơ tim suy yếu, không đủ sức để bơm máu đi khắp cơ thể

- Huyết áp thấp do lực bơm của tim giảm

- Mạch chậm

- Viêm loét do máu lưu thông kém

- Suy thận do mất nước nghiêm trọng

- Rụng tóc

Nguy cơ tử vong do nhịn ăn lâu ngày là không tránh khỏi do:

- Suy đa tạng

- Tim bơm máu kém có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong ngay sau đó

- Nhiễm trùng máu nặng, hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.

Cơ thể chúng ta có thể cầm cự được bao lâu nếu nhịn ăn hoàn toàn?

Nhịn ăn, biếng ăn, ăn quá ít đều để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe

Ngoài nhịn ăn hoàn toàn thì những người biếng ăn do mắc bệnh hoặc chủ động ăn ít đến nỗi gần như không có giá trị dinh dưỡng gì thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tạng cũng có thể xảy ra, và khả năng tử vong là rất cao.

Những người ăn chay trong thời gian ngắn, hạn chế hấp thụ calo có thể mang lại hiệu quả đối với những người không mắc chứng biếng ăn hoặc bệnh tật gì.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chay có thể làm giảm nguy cơ các bệnh về chuyển hóa như béo phì, tiểu đường bằng cách cải thiện insulin, tăng mức cholesterol tốt và giảm mức chất béo triglyceride, thậm chí có thể bảo vệ não khỏi lão hóa nhanh.

Như vậy, chúng ta hoàn toàn biết rằng thức ăn chính là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nếu vì một lí do nào đó mà nguồn cung này bị cắt thì hậu quả là khó tránh khỏi.

Chính vì vậy, việc lựa chọn một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe thay vì nhịn ăn hoàn toàn với bất cứ mục đích gì.

*Theo Curejoy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!