Con giống bố mẹ ở những điểm nào?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Yếu tố di truyền về màu da tuân thủ quy tắc trung hòa tự nhiên giữa cha và mẹ.

Màu da, hình dạng cằm, mí, chiều cao, béo, gầy, âm thanh... di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; song có đặc điểm di truyền 100% và có yếu tố đời sau có thể thay đổi.

Theo Health Sina, các cặp vợ chồng thường tò mò muốn biết đứa con mình sinh ra có đặc điểm ngoại hình nào, giống một trong 2 người hay không. Nếu cha mắt to, mẹ mắt nhỏ thì con sinh ra sẽ giống ai? Cha da đen, mẹ da trắng, da của trẻ sẽ màu gì?...

Trên thực tế, sự xuất hiện của các đặc điểm di truyền tuân theo một số quy tắc chung. Tất nhiên, ngoài yếu tố di truyền thì ngoại hình còn bị ảnh hưởng bởi môi trường, dinh dưỡng cũng như sự tương tác của môi trường với gene di truyền. 

Thông thường khi nói đến đặc điểm di truyền, mọi người chỉ tập trung vào các đặc tính vật lý bao gồm màu da, chiều cao, cân nặng, mắt, mũi, cằm, tai… Các nhà nghiên cứu dựa vào khuynh hướng di truyền và kích thước khái quát mà phân chia thành di truyền tuyệt đối (với tỷ lệ gần như 100% gồm màu da, mí mắt và cằm...), di truyền với xác suất hơn nửa (chiều cao, cân nặng...) và di truyền có thể thay đổi ở đời sau (giọng nói, hình dáng chân...).

Con giống bố mẹ ở những điểm nào?

Nhiều đặc điểm của bố mẹ có thể thấy ở con (ảnh minh họa: Internet)

Sau đây là 7 đặc điểm ngoại hình mang tính di truyền, bạn có thể thử kiểm tra chính mình với bố mẹ hoặc với con:

Màu da

Yếu tố di truyền này tuân thủ quy tắc trung hòa tự nhiên giữa cha và mẹ. Nếu cha mẹ da đều tối màu không bao giờ sinh ra một đứa trẻ da trắng. Cha mẹ người da trắng, người da đen, thì trong giai đoạn hình thành bào thai, sau quá trình trung hòa, da đứa trẻ sẽ có màu trung tính không trắng không đen. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện trường hợp thiên lệch về hẳn một bên cha hoặc mẹ.

Cằm

Di truyền đặc điểm của cằm là một tính trạng trội 'không thể thương lượng'. Ví dụ, một trong bố mẹ có cằm lớn bất thường thì đứa trẻ sinh ra cũng sở hữu chiếc cằm lớn và thường không có ngoại lệ.

Lo âu có di truyền không? (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Cha mẹ mắt hai mí, đa phần sẽ truyền lại đặc trưng này cho con. Ngay cả khi đứa trẻ sinh ra có mắt một mí thì sau này trưởng thành sẽ dần biến thành hai mí. Ngoài ra, mắt to, thùy tai lớn, mũi cao, lông mi dài là những đặc trưng ngũ quan có thể được thừa kế từ cha mẹ.

Chiều cao

70% chiều cao phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, các nhân tố ảnh hưởng sau này chỉ chiếm 30%. Nếu cha mẹ đều cao, trẻ em có 75% cơ hội cao. Nếu bố mẹ một người cao một người thấp thì chiều cao của đứa con phụ thuộc vào các yếu tố khác. Trong trường hợp chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi sự tương tác từ nhiều yếu tố, các chuyên gia khuyên, các bé trong giai đoạn tăng trường nên có một chế độ ăn uống hợp lý để phát triển thói quen sống lành mạnh, kết hợp tập thể dục góp phần thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

Hình dáng chân

Hình dáng chân cũng thuộc về di truyền có thể thay đổi ở đời sau. Chân ngắn hay dài hoàn toàn có thể thay đổi thông qua các bài tập để trở nên thanh mảnh hài hòa hơn.

Con giống bố mẹ ở những điểm nào?

Bàn chân mang yếu tố di truyền (ảnh minh họa: Internet)

Béo, gầy

Nếu cha hoặc mẹ bị béo phì, đứa trẻ sinh ra có tỷ lệ béo đến 30%. Cả cha lẫn mẹ đều béo phì, con có tỷ lệ béo từ 30% đến 60%. Cũng có nghiên cứu cho rằng thể trạng người mẹ ảnh hưởng lớn hơn đến đứa trẻ. Yếu tố quyết định thể trạng mập hay gầy có 50% do bản thân người đó quyết định, trẻ béo có thể thông qua chế độ ăn uống và vận động sau này để cải thiện.

Thanh âm

Yếu tố này thuộc về di truyền có thể thay đổi ở đời sau. Thông thường độ lớn của giọng nói và âm điệu cao thấp của trẻ trai giống cha, của bé gái giống mẹ. Đặc trưng mang tính di truyền có kết cấu sinh lý này hoàn toàn có thể thay đổi bằng cách luyện giọng.

>> Xem thêm: Có phải bố mẹ lùn nên con không cao

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!