1. Phòng chống ung thư
Những loại rau họ cải có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và chất phytochemical, làm giảm nguy cơ ung thư. Sự hiện diện của glucosinolates trong củ cải giúp ngăn ngừa cũng như làm giảm tình trạng bệnh ung thư.
Indoles và isothiocyanates là hai hóa chất tự nhiên được sinh ra trong quá trình tiêu hóa của cải giúp loại bỏ các độc tố trong gan, chống lại những ảnh hưởng của chất gây ung thư và có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào khối u. Thêm củ cải vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú cũng như đại tràng và trực tràng khối u.
2. Bảo vệ tim mạch
Củ cải trắng tốt cho tim mạch
Củ cải có đặc tính chống viêm rất lớn do sự hiện diện của lượng lớn các vitamin K. Các chất này giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ và các bệnh tim khác. Củ cải còn hỗ trợ tiêu hóa bằng cách hấp thụ lượng hết các cholesterol có trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cholesterol xấu. Củ cải cũng là nguồn tuyệt vời của folate giúp thúc đẩy hệ thống tim mạch.
3. Bảo vệ xương khớp
Củ cải là một nguồn quan trọng của canxi và kali, rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe. Thường xuyên tiêu thụ của củ cải sẽ giảm sự ức chế tổn thương khớp, nguy cơ loãng xương và giảm tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của canxi, một loại khoáng chất hỗ trợ sản xuất các mô liên kết ở sụn khớp.
4. Bảo vệ phổi
Các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá gây ra thiếu vitamin A, dẫn đến viêm phổi và các bệnh phổi khác. Các vitamin A chứa trong củ cải giúp duy trì phổi khỏe mạnh bằng cách khắc phục những khiếm khuyết này.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong củ cải hỗ trợ hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Nghiên cứu đã chứng minh rằng glucosinolates cũng có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong dạ dày như Helicobacter pylori.
6. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Quá nhiều gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân gây nên quá trình oxy hóa của cholesterol xấu và vón cục của tiểu cầu trong cơ thể, do đó dẫn đến xơ vữa động mạch, một tình trạng mà các mạch máu bị hư hại. Vitamin E, C và beta carotene trong rễ củ cải và lá củ cải là chất chống oxy hóa tuyệt vời chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Như vậy, tiêu thụ thường xuyên của củ cải ngăn ngừa sự phát triển và tiến triển của tình trạng này.
7. Điều trị các bệnh thông thường
Sức mạnh chữa bệnh của củ cải còn thể hiện trong việc ngăn ngừa một số bệnh phổ biến như đói và bệnh trĩ. Thường xuyên tiêu thụ của củ cải còn có thể chữa bệnh sỏi thận nếu nó đang ở giai đoạn đầu.
8. Hỗ trợ giảm cân
Củ cải hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả
Củ cải ít calo và do đó có thể hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong củ cải giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, kiểm soát trọng lượng cơ thể và hỗ trợ một đại tràng khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
9. Chữa hen suyễn
Các đặc tính chống viêm của củ cải có thể là do hàm lượng cao của vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong nó. Các tính chất này có hiệu quả trong việc chữa bệnh hen suyễn và kiềm chế các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh nhân hen tiêu thụ củ cải có thể làm giảm bớt tình trạng thở khò khè.
10. Ngăn chặn hơi thở có mùi
Mùi cơ thể là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Vì thế, hãy uống nước củ cải, nó sẽ giúp cơ thể bạn thơm tho hơn.
11. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Rễ củ cải đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Beta-carotene trong củ cải giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Củ cải trắng chứa rất nhiều dưỡng chất
12. Tăng cường sức khỏe của mắt
Củ cải là một nguồn giàu lutein, một carotenoid thúc đẩy sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
13. Chống oxy hóa toàn diện
Củ cải rất giàu chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, vitamin A, vitamin E, mangan và beta-carotene. Rễ của nó đặc biệt giàu vitamin C trong khi lá có đầy đủ tất cả các chất chống oxy hóa. Chúng cũng chứa các dưỡng chất thực vật phức tạp mà kích thích hoạt động chống oxy hóa, do đó làm tăng khả năng chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương DNA đến các tế bào.
Ảnh minh họa: Internet
An An (Style Craze)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!