Mùa hè nổi tiếng với những loại nước giải khát rất thơm ngon, có thể kể đến như nước dừa, nước sấu, nước me... Nhưng trải qua bao nhiêu thời đại, nước chanh vẫn được coi như loại nước 'quốc dân' được đông đảo người Việt yêu thích vì nguyên liệu vừa rẻ bèo mà hương vị lại vừa thanh mát, chua ngọt, giải nhiệt vô cùng tốt.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Còn theo y học hiện đại, chanh là loại quả ít calo, giàu vitamin C và chất chống oxy hóa... nên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc giảm cân, chống mệt mỏi, chống lão hóa, giải độc gan, làm sạch gan, giảm hôi miệng... Vitamin C trong chanh được chứng minh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn.
Đặc biệt, nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học Viện Ung thư Anh cho thấy rằng trong một trái chanh có chứa khoảng 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C... Nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, mà chanh có khả năng ngăn cản các tế bào ung thư vú, đại tràng, phổi.
Nước chanh tuy là thức uống có tính giải khát, đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và nhan sắc nhưng nó lại chứa tính axit cao, vì vậy không phải ai cũng nên dùng.
4 nhóm người không được uống nước chanh kẻo tổn hại sức khỏe
1. Bệnh nhân dạ dày, đường ruột
Chanh có vị chua và tính axit cao, chính vì vậy nhóm người mắc bệnh dạ dày, đường ruột không nên uống nước chanh vì có thể gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng.
Ngoài ra, những người thường bị trào ngược, ợ chua mà uống nước chanh thì cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chanh có vị chua và tính axit cao, chính vì vậy nhóm người mắc bệnh dạ dày, đường ruột không nên uống.
2. Người bị gai lạnh, mệt mỏi
Trong Đông y, chanh có tính mát, chính vì thế những người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh để tránh cơ thể cảm thấy càng bị lạnh thêm, bị cảm hàn hoặc cảm thấy mệt ỏi, cứng khớp ngón tay, đau dây thần kinh...
3. Người đang đói bụng
Đang đói bụng mà uống nước chanh, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí làm tăng lượng axit có trong dạ dày, bào mòn tế bào niêm mạc ngoài cùng dạ dày.
Đang đói bụng mà uống nước chanh, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
4. Người đang bị tiêu chảy
Nhóm người đang bị tiêu chảy do vi khuẩn thì việc uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh tiêu chảy là do phản ứng với thức ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh kẻo tình trạng thêm nặng.
Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh trong ngày
Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước chanh là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là vừa thức dậy,bụng chưa có gì lót dạ đã uống ngay một cốc nước chanh bởi làm như vậy sẽ gây viêm, loét và bào mòn dạ dày. Trước khi uống nước chanh vào buổi sáng, bạn hãy 'lót dạ' bằng một chút đồ ăn.
Khi uống nước chanh, bạn cần lưu ý pha loãng, không nên uống nước chanh đặc có thể làm hại dạ dày, gây nên một số bệnh nguy hiểm như sỏi thận. Mỗi sáng chỉ cần nửa quả chanh cỡ vừa pha với 500ml là đủ giúp bạn tăng cường sức khỏe.
Mỗi sáng chỉ cần nửa quả chanh cỡ vừa pha với 500ml là đủ giúp bạn tăng cường sức khỏe.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, chúng ta nên pha cả vỏ chanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 cốc/ngày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!