'Đại dịch chết trẻ' mang tên thuốc lá

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ai cũng biết hút thuốc lá là có hại. Người nghiện thuốc lá nào cũng nghĩ đến việc phải bỏ thuốc. Nhưng, chẳng mấy ai làm được điều đó. Và hậu quả là...

Trung Quốc đang phải đối mặt với đại dịch chết trẻ

Tạp chí y học The Lancet vừa công bố một nghiên cứu cho thấy hiện tại có khoảng 2/3 nam giới ở Trung Quốc tập tành hút thuốc khi chưa đến 20 tuổi và một nửa trong số này sẽ chết sớm nếu không từ bỏ hút thuốc lá.

Bản nghiên cứu cũng kết luận nếu tiếp tục xu hướng kể trên, tới năm 2030 Trung Quốc sẽ có 2 triệu người, chủ yếu là nam giới, chết vì khói thuốc.

Tuy nhiên, rất ít người thật sự nhận ra tác hại của thuốc lá hoặc biết nhưng vẫn phớt lờ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ có 25% người trưởng thành ở Trung Quốc nhận ra mối nguy hiểm do hút thuốc lá, từ mắc các bệnh về phổi, tim mạch. Và chỉ có 10% người hút thuốc lá ở Trung Quốc chủ động từ bỏ sau khi hiểu rõ về những tác hại nguy hiểm mà nó gây ra.

'Đại dịch chết trẻ' mang tên thuốc lá

Ngày càng có nhiều người trẻ tìm đến với thuốc lá

Việt Nam là đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ người hút thuốc lá

Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Những nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên cho thấy, có tới 21,6% nam thanh niên từ 16 đến 24 tuổi hút thuốc lá. Trong một nghiên cứu khác, tại các trường học, 17% học sinh nam hút thuốc, 14,3% học sinh cả nam và nữ trong độ tuổi 13 - 15 trả lời có ý định hút thuốc. Không khó để bắt gặp những hình ảnh những học sinh, sinh viên hút thuốc lá tại những nơi công cộng hay những điểm vui chơi như quán internet, khu vui chơi, quán nước ven đường, các hàng quán bán đồ ăn vặt,…

Theo WHO, hàng năm có khoảng 40.000 người Việt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Con số này năm 2030 có thể tăng lên đến 70.000 người. Cũngtheo ước tính của WHO, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại.

Tuyệt chiêu cai thuốc lá mà không sợ tăng cân (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Vì sao người trẻ lại hút thuốc lá?

Muốn thử trải nghiệm, thể hiện bản lĩnh

Thanh thiếu niên thường hút thuốc vì muốn tỏ ra trưởng thành hơn. Nguyên nhân khác có thể là do muốn thử trải nghiệm. Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng việc cầm điếu thuốc và nhả khói phì phèo mới là người đàn ông đích thực. Họ thấy mình chín chắn, rắn rỏi hơn so với độ tuổi, tự hào vì mình đã trưởng thành trong việc tỏ ra điêu luyện khi lấy và nhả khói thuốc.

'Đại dịch chết trẻ' mang tên thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá dễ lây lan trong nhóm bạn trẻ

Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh

Gia đình có cha mẹ, anh chị em là người hút thuốc thì những đứa trẻ học hút thuốc không có gì đáng ngạc nhiên. Con cái của những người hút thuốc thường chủ động bắt đầu hút thuốc sớm hơn nhiều so với con của những người không hút thuốc.

Ngoài ảnh hưởng từ gia đình, những người trẻ cũng khó có thể từ chối trước sự rủ rê, lôi kéo, khiêu khích từ bạn bè. Hơn nữa, thuốc lá có mặt ở khắp mọi nơi, từ cổng trường, lề đường, quán tạp hóa đến quán nước, hàng cà phê… Không khó để có thể mua được một bao thuốc lá.

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người

Giảm stress

Nhiều người nghĩ rằng hút thuốc lá có thể xả stress. Và họ xem thuốc lá là cứu cánh. Nhiều sinh viên cũng tìm đến thuốc lá để vượt qua mùa thi suôn sẻ. Thức đêm làm việc, thuốc cũng có thể giúp họ quên đi cơn buồn ngủ và tập trung hơn. Những lúc thất bại hay cuộc sống có trục trặc cũng là lý do dẫn dắt bạn trẻ đến với thuốc lá. Vui thì hút, buồn cũng hút. Đến khi quen rồi thì không thể bỏ được.

Tuổi trẻ hút thuốc, tuổi già gánh bệnh

'Đại dịch chết trẻ' mang tên thuốc lá

Càng tiếp xúc với khói thuốc sớm thì càng dễ mắc nhiều bệnh khi trưởng thành

WHO liệt kê trong khói thuốc lá có khoảng 4.000 chất hóa học, với hơn 40 chất được xếp vào loại gây ung thư như nicotine, carbon oxit, benzene, amoniac, axeton, asen,... Những chất này gây hại đến hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết, gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Thuốc lá gây ra 5 bệnh chính gồm: ung thư phổi, ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Gánh nặng kinh tế do thuốc lá bao gồm chi phí y tế trực tiếp cho việc khám chữa bệnh và chi phí gián tiếp do mất khả năng lao động, bệnh tật và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá.

Thuốc lá còn thu hút nhiều bạn trẻ mới 15-16 tuổi, hậu quả là khi trưởng thành thì việc cai thuốc không phải dễ. Đồng thời, hút càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Hành trình thay đổi của cơ thể sau khi bỏ thuốc lá (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Hiện nay, có rất nhiều sinh viên đã trở thành con nghiện nặng thuốc lá. Hàng tháng, họ phải dành ra một khoản tiền không nhỏ tiêu tốn vào việc hút thuốc lá trong khi đó các nhu cầu khác về ăn uống, bồi bổ cơ thể lại dễ dàng bỏ qua.

Nhiều đánh giá cho rằng, thanh thiếu niên hút thuốc sớm sẽ học kém hơn. Những bạn trẻ hút thuốc trước sự tác động của gia đình, cám dỗ xã hội bên ngoài sẽ dần hình thành những hành vi tiêu cực khi trưởng thành, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến tương lai.

Việc bỏ thuốc lá là cần thiết vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, có thể loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra các bệnh nguy hiểm đã nêu trên.

Ảnh minh họa: Internet

Mai Hồ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!