Giảm thiểu tác hại, xu hướng của các ngành công nghiệp 'kém thân thiện'

Thời sự - 04/27/2024

 Nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng hiện nay ngày càng thận trọng hơn trong việc sử dụng các sản phẩm liên quan trực tiếp tới sức khoẻ. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp với những mặt hàng chủ lực bị xem là kém thân thiện với sức khoẻ trong nhiều thập kỷ đã đẩy mạnh đầu tư vào khoa học để cải tiến, chuyển đổi các sản phẩm từ 'gây hại' thành 'giảm thiểu tác hại'.

Các giải pháp thay thế tuy vẫn có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe hoặc tác động đến môi trường, nhưng những phương pháp dựa trên nền tảng khoa học này vẫn đáng được hoan nghênh nhờ tác dụng tạo ra các sản phẩm giảm thiểu tác hại.

Giảm thiểu tác hại diễn ra nhiều trong lĩnh vực từ thực phẩm, nước giải khát đến bia rươụ, bánh kẹo… Đến ngay cả ngành hàng gây hại nhất là thuốc lá cũng đã bước vào quá trình chuyển đổi cách đây 2 thập kỷ để tạo thiện cảm với xã hội bằng cách sử dụng tiến bộ của công nghệ để thay đổi bản chất cốt lõi sản phẩm thuốc lá từ 'gây hại' thành 'giảm thiểu tác hại'.

Khoa học đã công nhận quá trình đốt, và rít hơn 6.000 hóa chất gây hại và có tiềm năng gây hại có trong khói thuốc lá vào phổi là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan tới thuốc lá. Vì thế nếu loại bỏ được quá trình đốt cháy, tức không tạo ra khói thuốc cũng có nghĩa sẽ giảm phần lớn hàm lượng hóa chất độc hại được hít vào. Áp dụng nguyên lý khoa học này, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới phù hợp nhu cầu của người hút thuốc lá điếu trưởng thành muốn chuyển đổi sang các sản phẩm giảm thiểu tác hại hơn . Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng từ tiêu thụ các sản phẩm 'tác hại' sang sử dụng các sản phẩm 'ít tác hại' đã giúp cho ngành công nghiệp này phát triển tại hơn 57 quốc gia trong đó có Mỹ, Anh, hay Nhật Bản.

Giảm thiểu tác hại, xu hướng của các ngành công nghiệp 'kém thân thiện'

Ngànhcông nghiệp thuốc lá cũng bước vào quá trình chuyển đổi nhằm giảm thiểu tác hại (Ảnh: internet)

Dù vậy vẫn có những ý kiến trái chiều về hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại của ngành công nghiệp thuốc lá, trong đó đa phần từ các tổ chức chống lại thuốc lá (thuốc lá nói chung). Tuy vậy, ngày càng có nhiều quốc gia, tổ chức, và cá nhân ủng hộ khái niệm 'giảm thiểu tác hại' nhờ những lợi điểm được chứng minh bằng căn cứ khoa học. GS. David Sweanor, một chuyên gia y tế cộng đồng, thành viên Hội đồng quản trị Tổ chức HealthBrigde Canada, kiêm Luật sư và Chủ tịch Ban Cố vấn khoa Luật Y tế, Chính sách và Đạo đức của Đại học Ottawa cho biết, từ những năm 1970 người ta đã biết rằng khói của thuốc lá điếu đốt cháy, chứ không phải nicotin, mới là nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca tử vong trong số những người hút thuốc lá. Hay gần nhất là việc FDA công bố một sản phẩm thuốc lá làm nóng của một tập đoàn thuốc lá đa quốc gia là Sản phẩm Thuốc lá Điều chỉnh Nguy cơ, hoặc 'giảm thiểu sự phơi nhiễm' lên cơ thể người dùng với các chất độc hại hoặc tiềm năng gây hại có trong khói thuốc lá.

Các chuyên gia y tế thế giới đánh giá, quyết định của FDA chứng tỏ cơ quan này ủng hộ hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại của ngành công nghiệp thuốc lá.

Ngay cả tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được cho là có quan niệm khá cứng rắn đối với cuộc chiến chống thuốc lá, gần đây cũng đã công nhận rằng, nicotin được cung cấp thông qua những sản phẩm khác nhau sẽ có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ từ thấp đến cao, trong đó sản phẩm cung cấp nicotin gây hại nhất chính là thuốc lá điếu đốt cháy.

Giảm thiểu tác hại, mặc dù không loại bỏ được hoàn toàn những rủi ro hoặc tiềm ẩn rủi ro, nhưng trước thực tế nhiều người không sẵn sàng hoặc không thể thay đổi được lối sống, thì những giải pháp giảm thiểu tác hại là chìa khóa để giúp cân bằng giữa giá trị sống và sức khỏe.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!