Danh sách thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều

Dinh dưỡng gia đình - 11/24/2024

Trong số đó có kẹo cao su, mỳ ăn liền và đồ uống chứa nhiều chất làm ngọt.

Đối với trẻ nhỏ, một chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Việc biết được các thực phẩm, nhóm thực phẩm không nên cho trẻ dùng nhiều sẽ giúp các bà mẹ xây dựng một thực đơn dinh dưỡng tốt nhất cho tương lai của bé.

Những thực phẩm có chứa nhiều a-xít hữu cơ

Những thực phẩm có hàm lượng a-xít hữu cơ rất cao thường gặp là rau cải bó xôi (rau chân vịt), lê, trà.

Ngoài ra, trong những thực phẩm này còn có chứa nhiều a-xít phytic, a-xít oxalic và nhiều loại a-xít khác.

Cơ thể rất khó hấp thụ những loại a-xít này vì nó khó tiêu hóa hơn so với những thực phẩm khác. Khi được hấp thụ vào cơ thể, các a-xít này sẽ hòa tan canxi trong dạ dày.

Vì thế nếu ăn quá nhiều, bé sẽ rất dễ bị thiếu canxi, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự hấp thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển xương và răng của trẻ.

Danh sách thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều

Nhóm thực phẩm có màu và vị ngọt

Kẹo cao su, mỳ ăn liền và những loại đồ uống có chứa nhiều chất làm ngọt không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Trong những loại thực phẩm này thường có chứa hàm lượng hóa chất nhất định, có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa.

Thay vào đó, bạn có thể cho bé ăn các loại hoa quả và trái cây khác như cam, dứa, cà rốt nhưng lưu ý chỉ cho bé ăn vừa phải, không nên ăn nhiều.

Bạn cũng nên tránh cho bé ăn những thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp. Vì nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc cơ thể, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài ra, nếu vào các cơ quan của hệ bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo.

Thực phẩm có chứa chất kích thích gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Chocolate hay nước có ga chính là những loại thực phẩm được liệt vào nhóm này.

Hầu hết các loại nước giải khát đều chứa nồng độ cao carbonhydrate, glucose, fructose và sucrose.

Khi các vi khuẩn đường miệng kết hợp với chất này sẽ lên men và chuyển thành a-xít. Các a-xít này sẽ gây mềm men răng khiến răng bị mài mòn.

Do đó, việc tiêu thụ các loại đồ uống này khiến trẻ có nguy cơ sâu răng rất cao. Mặt khác, những thực phẩm trên sẽ gây kích thích tới hệ thống thần kinh khiến nhịp tim của bé đập nhanh, khó ngủ, tâm trạng bất an.

Nhân sâm, sữa ong chúa lại là những thực phẩm có chứa thành phần kích thích dậy thì sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Danh sách thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều

Nhóm thực phẩm chứa chất bảo quản

Thực phẩm chứa chất bảo quản và chứa nhiều phụ gia như cá muối, thịt nướng, bắp rang, bánh pudding… đều là những thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ dùng.

Trong quá trình chế biến thức ăn sẵn, những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe thường bị hao hụt và các nhà sản xuất thường thêm vào các chất phụ gia, bảo quản khác.

Càng nhiều quá trình chế biến thì chất dinh dưỡng càng mất đi nhiều hơn, và lượng đường, muối, chất béo trong thức ăn càng được tăng lên.

Mặt khác, những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa quá nhiều muối, không tốt cho trẻ.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như trứng, hạt hướng dương, gan… có chứa nhiều cholesterol, khiến khả năng mắc bệnh tim của trẻ tăng cao.

Hạt hướng dương lại chứa nhiều a-xít béo bão hòa, khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc của tế bào gan.

Chế độ ăn của trẻ nên được thay đổi để có được bảng dinh dưỡng cân bằng. Cá, thịt nạc, rong biển, tảo biển, nội tạng, rau tươi, trái cây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe trẻ em.

Danh sách thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều

Sai lầm khi chế biến thức ăn cho trẻ

- Hâm thức ăn nhiều lần: Khi hâm đi hâm lại nhiều lần, lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong rau củ sẽ mất đi và thức ăn sẽ có mùi khó chịu.

- Chất bổ không có trong nước hầm: Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng, vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, 'phần cái' còn lại chỉ là 'xác'.

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy.

- Lạm dụng máy xay sinh tố: Có nhiều trẻ, tuy đã mọc răng đầy đủ nhưng vẫn còn ăn thức ăn được xay nhuyễn, vì cứ ăn thức ăn lợn cợn là bị ói.

Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn tuổi của trẻ. Có thể lúc đầu trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.

- Nêm thức ăn vừa miệng: Vị giác ở trẻ nhỏ tốt hơn người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, khi mẹ nêm vừa miệng mình thì có thể sẽ quá mặn hoặc quá ngọt đối với trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!