Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa là sao?

Kiến Thức Y Học - 05/07/2024

Đau bụng, phân nâu là một trong những biểu hiện mà một số người mắc phải sau khi mổ ruột thừa. Vậy đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa có nguy hiểm hay không? Cách điều trị để hết tình trạng trên cụ thể như thế nào? Hãy đọc những thông tin được Lily & WeCare tổng hợp và chia sẻ dưới đây để giải đáp được những thắc mắc trên chính xác và chi tiết nhất.

Đau bụng, phân nâu là một trong những biểu hiện mà một số người mắc phải sau khi mổ ruột thừa. Vậy đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa có nguy hiểm hay không? Cách điều trị để hết tình trạng trên cụ thể như thế nào? Hãy đọc những thông tin được Lily & WeCare tổng hợp và chia sẻ dưới đây để giải đáp được những thắc mắc trên chính xác và chi tiết nhất.

Những điều cần biết về mổ ruột thừa?

Mổ ruột thừa là gì?

Mổ ruột thừa được xem là phương pháp phẫu thuật quan trọng nhằm cắt bỏ phần ruột thừa bị sưng hoặc nhiễm trùng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Mổ ruột thừa được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân đau ruột thừa nặng, ruột thừa có nguy cơ bị vỡ khiến vi khuẩn tấn công vào ổ bụng gây nhiễm trùng.

Các phương pháp mổ ruột thừa

Hiện nay, hai phương pháp mổ ruột thừa chính gồm có mổ mở và mổ nội soi, cụ thể:

Phương pháp mổ nội soi là phương pháp rạch 3 vết nhỏ ở bụng, sau đó tiến hành gắn ống nội soi, camera nhằm quan sát trực tiếp hình ảnh ruột thừa bên trong bụng qua máy tính và tiến hành cắt ruột thừa trực tiếp.

Mổ nội soi giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, ít ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp các biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên chỉ áp dụng trong các trường hợp đau ruột thừa chưa vỡ hoặc chưa viêm phúc mạc.

Phương pháp mổ hở được tiến hành bằng cách rạch một đường thẳng ở vùng bụng bên phải phía dưới (khoảng 5cm – 10cm), sau đó tiến hành cắt ruột thừa và tiến hành đóng lại. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể mổ nội soi, bệnh nhân mang thai, ruột thừa đã bị vỡ ruột thừa hoặc viêm phúc mạc.

Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa là sao?

Biến chứng sau mổ ruột thừa

Trong một số trường hợp nhất định, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ dần dần bình phục và sức khỏe ổn định như ban đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ gặp phải các biến chứng từ nhẹ đến nặng cụ thể gồm:

Đau vùng bụng dưới kéo dài (có thể hơn 1 năm) ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của bệnh nhân.

Viêm phúc mạc là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bị vỡ ruột thừa phải tiến hành mổ hở. Viêm phục mạc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng bụng.

Mắc các bệnh lý về đường ruột như tắc ruột, táo bón..

Nhiễm trùng vết thương là biến chứng nặng nhất thường gặp ở các trường hợp mổ hở với dấu hiệu vết thương sưng to, chảy máu, mủ và có mùi hôi.

Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa là sao?

Một số trường hợp nhất định gặp phải tình trạng đau bụng, đi ngoài ra phân có màu nâu (có thể kèm chất nhầy) sau khi mổ ruột thừa. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn mắc các bệnh lý về đường ruột do biến chứng mổ ruột thừa gây ra.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thúy (bác sĩ tại Bộ Y tế hiện đang công tác tại trường Đại học Y tế Công Cộng) chia sẻ trên Lily & WeCare cho biết, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng sau khi mổ ruột thừa. Tuy nhiên cần lưu ý loại trừ khả năng bệnh nhân mắc bệnh hội chứng ruột kích thích.

Nhìn chung, đây không phải là biến chứng quá nguy hiểm nên bạn không cần lo lắng quá nhiều. Cũng theo bác sĩ Thúy, để cải thiện tình trạng trên bệnh nhân cần thực hiện những điều sau:

- Thay đổi chế độ ăn uống, ưu tiên ăn cơm nát

- Hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu gây táo bón như thực phẩm nhiều đường, nhiều đạm, giàu chất béo có hại

- Tránh các thực phẩm giàu chất kích thích như bia, rượu, cà phê và nước ngọt có ga.

Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa là sao?

Chế độ nghỉ ngơi sau mổ ruột thừa

Sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân cần có một quãng thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn để vết thương hồi phục như cũ. Theo bác sĩ Vũ Tiến Quốc Thái (bác sĩ khoa ngoại 1, bệnh viện Trưng Vương) cho biết:

- Đối với bệnh nhân mổ ruột thừa nội soi nên nghỉ ngơi 2 tuần mới tiến hành sinh hoạt và vận động nhẹ, nghỉ 1 tháng mới được vận động mạnh.

- Đối với bệnh nhân mổ hở nên nghỉ 3 tuần mới tiến hành sinh hoạt và vận động nhẹ, nghỉ trên 1 tháng hoặc 2 tháng mới được vận động mạnh

Ngoài ra bạn nên lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn trong chăm sóc vết thương sau phẫu thuật và chế độ ăn uống hợp lý giúp nhanh chóng bình phục và hồi sức.

Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa có thể được xem là biến chứng nhẹ không quá nguy hiểm sau phẫu thuật và bệnh nhân có thể tự khắc phục qua chế độ ăn uống. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc đón đọc những thông tin hữu ích về sức khỏe trênLily & WeCaremỗi ngày!

Xem thêm:

  • Mổ ruột thừa bao lâu thì quan hệ lại?
  • Đau ruột thừa bên trái hay phải?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!