Tuyến tụy là cơ quan vô cùng quan trọng đối với chúng ta, cơ quan này phụ trách việc sản sinh các enzym tiêu hóa và các hoóc-môn trong cơ thể, đặc biệt là insulin.
Ung thư tuyến tụy gặp phải khi một số tế bào bình thường phát triển thành tế bào ung thư. Sau một thời gian, các tế bào ung thư phân chia và di căn ra toàn bộ tuyến tụy.
Ung thư tuyến tụy đứng thứ 4 trong các loại ung thư nguy hiểm nhất. Mỗi năm, căn bệnh này giết chết hàng trăm ngàn người. Vậy làm thế nào để phát hiện và điều trị sớm?
Ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện
Dấu hiệu:
Đau nhói
Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, trong những giai đoạn đầu tiên của ung thư tuyến tụy, bệnh nhân không có biểu hiện gì bất thường. Khi bệnh đã phát triển và có dấu hiệu di căn, cơn đau bắt đầu xuất hiện nhiều ở phần bụng trên và lan ra sau lưng. Nhiều khi những cơn đau nhói lên, gây ra cảm giác đau đớn.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu như: Chán ăn, buồn nôn, sức khỏe sa sút…
Vàng da
Một khối u bé xíu hoặc ống mật tuyến tụy bị tắc cũng làm cho da và mắt chuyển sang màu vàng.
Ngứa trong lòng bàn tay - chân
Khi bị vàng da, đồng thời cũng sẽ bị ngứa lòng bàn tay-chân. Nguyên nhân là do sắc tố bilirubin gây da dị ứng.
Chán ăn
Các nhà khoa học Ý đã chỉ ra, khi khối u phát triển từ 6 đến 8 tháng, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác thèm ăn hay đói, kể cả khi bạn bỏ bữa hoặc ăn rất ít.
Chẩn đoán
Nguy hiểm nhất là ung thư tuyến tụy khó có thể phát hiện ra nếu chúng ta chỉ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám qua loa.
Muốn phát hiện được bệnh, các bác sĩ phải trải qua hàng loạt xét nghiệm phức tạp như: Sinh thiết, chụp CT cắt lớp, chụp X-quang…
Thể dục thường xuyên giúp ngăn chặn bệnh
Phòng ngừa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để ngăn chặn bệnh ung thư tuyến tụy bạn cần: Bỏ hút thuốc lá, ăn nhiều rau thay cho thịt và chất béo, tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu quá béo thừa cân.
Ảnh minh họa: Internet
TP
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!