Theo một số nghiên cứu, gần 3% trẻ em từ 6-12 tuổi và 8% thiếu niên mắc bệnh này. Ở nước ta bệnh trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi.
Hiện trên thế giới có 350 triệu người có dấu hiệu của trầm cảm. Hằng năm có 1 triệu người chết do tự sát liên quan đến trầm cảm (tức mỗi ngày có khoảng 3.000 người chết). Trong đó chủ yếu ở độ tuổi 20 - 30.
Các chuyên gia khuyến cáo, người trầm cảm cần được sự chia sẻ động viên của người thân trong gia đình và kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sớm.
Theo các chuyên gia y học, trầm cảm có nhiều nguyên nhân: yếu tố di truyền, mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể hoặc các yếu tố gây stress và những biến cố trong cuộc sống.
Ở nước ta bệnh trầm cảm thường gặp ở mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa: Internet)
Để tự xác định xem mình hoặc người thân có các triệu chứng trầm cảm hay không, hãy trả lời câu hỏi sau một cách trung thực, thẳng thắn:
- Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải.
- Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều.
- Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí.
- Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu.
- Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân.
- Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình.
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường. Đặc biệt có ý nghĩ muốn chết, muốn gây thương tích cho mình hoặc không bằng lòng với cuộc sống.
Thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đổ mồ hôi, đau cơ...).
Nếu có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện trong 2 tuần liên tiếp, có thể bạn đã bị trầm cảm. Thực tế cho thấy, trầm cảm nếu không được phát hiện điều trị đúng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh trầm cảm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!