Định nghĩa
Định nghĩa
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa là chỉ các cơn đau gây ra bởi dây thần kinh tọa khi nó bị tổn thương hoặc chèn ép. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đi từ tủy sống đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân.
Đau thần kinh tọa là triệu chứng của các bệnh về dây thần kinh chứ không phải là một bệnh tách biệt và thường biến mất sau 4 đến 8 tuần điều trị.
Những ai thường mắc phải đau thần kinh tọa?
Bệnh nhân đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thần kinh tọa là gì?
Các triệu chứng của đau thần kinh tọa bao gồm:
- Cảm giác đau, nóng rát, tê cứng, cơ mỏi hoặc yếu và ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. Thông thường chỉ có một chân (bao gồm cả chân hoặc một phần bàn chân) bị ảnh hưởng.
- Các triệu chứng tệ hơn khi bạn đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi bạn nằm.
- Cơn đau có thể nhẹ và nhức, buốt và nóng rát hoặc đau cực độ.
- Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể khiến việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đi khám nếu bạn thấy có các triệu chứng như:
- Vẫn còn đau hoặc nhức mỏi sau khi nghỉ ngơi hay sau khi uống thuốc giảm đau (loại thuốc không cần chỉ định).
- Cơn đau kéo dài hơn 1 tuần hoặc càng lúc càng nặng.
- Bạn cần nhập viện ngay nếu bạn:
- Bị đau đữ dội và đột ngột hoặc bị tê, mỏi cơ ở thắt lưng, chân;
- Bị đau do bạn bị thương nặng như tai nạn giao thông;
- Khó kiểm soát đại tiện hay tiểu tiện.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa là gì?
Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm cấu tạo từ một chất giống như thạch bao bọc bởi một lớp cứng có sợi ở bên ngoài. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
Các nguyên nhân khác bao gồm: viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa; hiếm hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ; bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu.
Chứng hẹp xương sống tạo áp lực lên dây thần kinh có thể gây ra đau thần kinh tọa.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa?
Những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa tăng bao gồm:
- Lớn tuổi: nhưng tình trạng ở cột sống xuất hiện do tuổi cao như thoát vị đĩa đệm và gai cốt sống là những nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa.
- Béo phì: trọng lượng dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên cột sống từ đó góp phần gây ra đau thần kinh tọa.
- Tiểu đường: bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kình.
- Ngồi lâu hoặc ít vận động: ngồi trong thời gian dài hoặc có ít vận động làm tăng khả năng mắc đau thần kinh tọa hơn.
Điều trị
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thần kinh tọa?
Điều trị đau thần kinh tọa như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau của bạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể tự phục hồi mà không cần điều trị.
Các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật bao gồm:
- Chườm nóng hoặc lạnh nơi bị đau. Bạn nên chườm lạnh trước trong vòng 48 đến 72 giờ sau đó bắt đầu chườm nóng.
- Bạn có thể dùng các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid để giúp giảm sưng và giảm đau. Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thuốc giãn cơ, steroid dạng uống hoặc tiêm steroid ngoài màng cứng.
- Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đề nghị xoa bóp nóng lạnh xen kẽ cho bạn để giảm nhức cơ và đau buốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tất cả các thuốc giảm đau và sưng đều có tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây rối loạn dạ dày, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đầu, chóng mặt, khó nghe hoặc phát ban. Thuốc giãn cơ có thể gây uể oải, chóng mặt hoặc phát ban.
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu kết hợp thể dục để giúp giảm đau.
Nếu tất cả phương pháp trên không hiệu quả và triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải được phẫu thuật để loại bỏ các xương nhánh hoặc phần đĩa đệm đang chèn ép dây thần kinh tọa.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thần kinh tọa?
Bác sĩ chẩn đoán đau thần kinh tọa dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng triệu chứng của bạn. Các xét nghiệm và kiểm tra khác thường không cần thiết, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm khác nếu triệu chứng của bạn không giảm sau điều trị và bác sĩ đang cân nhắc tiến hành phẫu thuật cho bạn.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thần kinh tọa?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
- Dùng thuốc theo chỉ định.
- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân.
- Đừng vì đau nhức mà không vận động. Càng ít vận động, tình trạng của bạn chỉ càng tệ thêm.
- Tập căng cơ và các bài tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể hỏi bác sĩ hướng dẫn các bài tập phù hợp.
- Ngồi hoặc đứng đúng tư thế.
- Không được bỏ cuộc. Nếu bạn không cảm thấy khá hơn, hãy hỏi bác sĩ về các biện pháp điều trị đặc biệt.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!