Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Y Học Cổ Truyền - 03/29/2024

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khiến cho địa đệm của cột sống bị dịch chuyển hoặc chệch ra khỏi vị trí ở giữa các đốt sống, chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống, gây ra những cơn đau dữ dội và nặng nề. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như mất khả năng lao động, gây tàn phế...

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khiến cho địa đệm của cột sống bị dịch chuyển hoặc chệch ra khỏi vị trí ở giữa các đốt sống, chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống, gây ra những cơn đau dữ dội và nặng nề. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như mất khả năng lao động, gây tàn phế...

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khiến cho đĩa đệm của cột sống bị dịch chuyển hoặc chệch ra khỏi vị trí ở giữa các đốt sống, chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống, gây ra những cơn đau dữ dội và nặng nề. Thoát vị đĩa đệm mặc dù không phải căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng song nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng sẽ khiến cho bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, thậm chí gặp phải biến chứng mất khả năng lao động và tàn phế suốt đời, trở thành gánh nặng cho tâm lý của người bệnh, cho gia đình và cả xã hội.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm:

  • Do quá trình lão hóa khiến cho nhân đĩa đệm mất dần nước, xơ cứng dần, dễ bị rạn, nứt vỡ gây ra bệnh lý thoát vị địa đệm ngay cả trong quá trình sinh hoạt và cử động hàng ngày ( xoay người, bê vác vật nặng ngày, vận động mạnh...)
  • Thoát vị đĩa đệm cũng có thể gặp ở người trẻ (từ 20 – 30 tuổi) do trong quá trình sinh hoạt, lao động thường không có sự vận động lành mạnh như: Người lao động phổ thông như nông dân, công nhân hay phải bê vác, cúi người bê vác và xách vật nặng; Những người hay ngồi văn phòng và trong các cửa hàng đứng hoặc ngồi làm việc sai tư thế quá lâu.
  • Một số chấn thương đặc thù do tập thể thao quá sức hoặc do tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng có thể khiến cho đĩa đệm ở các vị trí cột sống bị tổn thương, vỡ và thoát ra ngoài.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma túy, sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thiếu canxi và các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân ngăn chặn sự duy trì và tái tạo lên tục của đĩa đệm, khiến chúng thoái hóa, tổn thương và dễ bị vỡ ra, chệch ra khỏi vị trí ban đầu.
  • Ngoài ra bệnh thoát vị đĩa đệm cũng thể là do tình trạng cân nặng quá khổ, mắc các bệnh lý tiền sử mãn tính hoặc do sự biến đổi của cơ thể.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm thường đi từ nhẹ đến nặng như cảm thấy mệt mỏi, tê buồn chân tay; liên tục gặp phải các cơn đau vùng thắt lưng hoặc vùng cổ một với tần suất ngày một tăng lên theo thời gian; đau đớn, buốt nhói cột sống khi cúi người, bê vác và cử động mạnh; Tình trạng đau đớn lan dần ra khắp các vị trí khác nhau của cơ thể như cánh tay, vai, háng, bắp đùi, chân; Mất dần khả năng vận động trong mọi hoạt động sinh hoạt và lao động hàng ngày.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Tây y

Tùy theo tính chất và mức độ thương tổn mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau cho bệnh nhân từ việc điều trị thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho đến can thiệp phẫu thuật.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Các thuốc giảm đau cơ bản như paracetamol, meloxicam, diclofenac... Với cách sử dụng là tiêm hoặc uống tại chỗ.
  • Các loại thuốc giãn cơ được chỉ định khi bị co cứng cơ cạnh cột sống như mydocalm, myonal.
  • Các loại thuốc bổ thần kinh để giảm đau thần kinh, thường là vitamin B như B2, B6, B12..
  • Sử dụng hydrocortison để tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp người bệnh bị đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống.

Bệnh nhân cũng sẽ được kéo giãn cột sống, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh với các phương pháp vật lý trị liệu như chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, tắm suối khoáng, tắm bùn, đắp dầu paraphin.

Phương pháp phẫu thuật nẹp cột sống chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng như bí tiểu, liệt chi, quá đau đớn, sử dụng các phương pháp điều trị không có hiệu quả.

Đông y

Trong đông y thoát vị đĩa đệm được gọi là chứng tí do kinh lạc không được lưu thông. Tuy nhiên theo đông y để chữa được căn bệnh này cốt nhất phải là dưỡng can, bổ thận, mạnh xương cốt do đó trong bài thuốc luôn có các vị thảo dược giúp bổ can thận để giúp phục hồi lại các vòng bao xơ của đĩa đệm một cách tốt nhất. Các vị thuốc chủ yếu bao gồm quế chi, thục địa, phòng phong, bồ công anh, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, cam thảo...

Ngoài ra để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, các thầy thuốc cũng có thể kết hợp thêm biện pháp châm cứu vào các huyệt đạo quan trọng, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi lớp đĩa đệm hiệu quả.

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Cách phòng ngừa hiệu quả

Để phòng ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả, người bệnh thường được khuyến khích duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Nên tuân thủ và xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya dậy sớm, uống đủ nước ( từ 1,5 – 2 lít nước/ngày) để giảm thiếu tối đa sự rối loạn của cơ thể cũng như của hệ cơ xương khớp.

Có chế độ ăn uống hạn chế các chất béo, nhiều dầu mỡ, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi và các chất xơ có lợi cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể cũng như các chất nhầy trong hệ cơ xương khớp như thịt bò, hải sản, súp lơ xanh, mồng tơi, rau đay, cải xanh, rau củ quả nhiều màu sắc...Ngoài ra cũng nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để giúp cho quá trình phục hồi và hấp thụ dinh dưỡng của lớp đĩa đệm diễn ra tốt nhất.

Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với sức khỏe và gia tăng sự dẻo dai cho hệ cơ xương khớp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh...Hạn chế bê vác vật nặng hoặc sử dụng đúng tư thế khi lao động để tránh gây tổn thương cho hệ cơ xương khớp. Người ngồi văn phòng thì nên đứng lên thư giãn và vận động cơ thể sau mỗi 30 phút làm việc để bảo vệ lớp đĩa đệm của cột sống.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm giúp đảm bảo lượng canxi cho cơ thể như Glucosamin, omega, collagen hoặc các loại thảo dược trong thiên nhiên được điều chế dưới dạng đông y có tác dụng bổ gan thận, mạnh xương khớp.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Thu Phương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!