Trong giai đoạn sắp sinh, cổ tử cung của các mẹ bầu sẽ giãn nở và đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đã sẵn sàng chào đời. Thời gian để cổ tử cung mở từ 1 cm đến 10 cm thường dao động và không phải mẹ bầu nào cũng giống nhau. Một vài người phải mất đến hàng tiếng đồng hồ, thậm chí là mấy ngày. Sự giãn mở hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng của người mẹ và khả năng mở rộng của cơ thể.
Bài viết này sẽ chỉ ra các mốc của quá trìnhgiãn nở cổ tử cungvà ý nghĩa của chúng để các mẹ bầu có thể biết rõ và có sự chuẩn bị:
1 cm – mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện
Cổ tử cung mở 1 cm có nghĩa là cơ thể bạn đã sẵn sàng để sinh nhưng không có nghĩa là bạn sẽ lâm bồn ngay lập tức. Bác sĩ Robert Atlas đến từ khoa sản Trung tâm Y tế Mercy, Mỹ cho biết mỗi thai phụ đều khác nhau. Trong sinh nở, quá trình giãn nở cổ tử cung có thể diễn ra lâu hơn với những mẹ bầu mang thai bé đầu tiên bởi vì cơ thể sẽ cần thời gian để thích ứng với những giai đoạn ban đầu lúc lâm bồn.
5 cm – bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt
Khi cổ tử cung mở 5 cm và bạn bắt đầu cảm thấy những cơn co thắt là lúc bạn bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình lâm bồn. Theo bác sĩ Robert, dù cổ tử cung đã mở đến 5 cm nhưng điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với việc em bé sẽ chuẩn bị ra đời.
Mốc giãn mở này cũng là dấu hiệu cho biết cổ tử cung của bạn đang dài hơn và trở nên mềm hơn để 'mở đường' cho em bé ra khỏi tử cung đến âm đạo và cuối cùng là chào đời.
6 cm – em bé đang sẵn sàng ra đời
Bác sĩ sẽ theo dõi bạn sát sao khi cổ tử cung của bạn mở rộng hơn 5 cm, có nghĩa là từ 6 cm trở đi. Lý do là bởi vì ở thời điểm này, quá trình lâm bồn sẽ diễn ra nhanh hơn, quá trình mở cổ tử cung diễn ra sau đó cũng sẽ nhanh hơn so với trước.
Bạn cũng sẽ cảm nhận được những cơn co thắt đau hơn và dữ dội hơn khi cổ tử cung mở rộng hơn 5 cm.
10 cm – đẩy nào!
Cổ tử cung mở đến 10 cm được xem là đã mở hết. Điều đó có nghĩa là ống sinh đã mở hoàn toàn và bạn có thể bắt đầu đẩy em bé ra khỏi cơ thể. Cổ tử cung đã được kéo dài ra và tử cung đã co thắt hết mức để bạn có thể sinh.
Bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn bạn cách rặn và đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung đã mở hết nhưng em bé vẫn chưa ra sau một khoảng thời gian nhất định thì bác sĩ thường sẽ can thiệp để đẩy nhanh quá trình sinh, ví dụ như dùng kẹp forceps, giác hút, rạch âm hộ…
Quá trình giãn nở cổ tử cung là khác nhau ở mỗi sản phụ
Bác sĩ Robert nhấn mạnh rất nhiều lần rằng quá trình giãn nở cổ tử cung của mỗi mẹ bầu không giống nhau nên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về mức độ mở tử cung của bản thân. Có nhiều trường hợp mẹ bầu thậm chí còn không trải qua quá trình mở tử cung hay co thắt nhưng vẫn có thể sinh rất nhanh và ngược lại.
Nếu bạn đang mang bầu và sắp sinh, hãy cứ thư giãn tinh thần. Đừng tự gây áp lực cho bản thân và nhớ rằng mọi người đều trải qua những mức độ mở cổ tử cung khác nhau nên bạn cũng cần phải chuẩn bị cho tất cả những khả năng có thể xảy ra lúc lâm bồn sau này.
Nguồn: Parent, APA
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!