Dạy mẹ cách tập cho trẻ tự đi vệ sinh

Nuôi dạy con - 05/19/2024

Nếu các mẹ càng sớm rèn cho bé thói quen tự giác, đi vệ sinh đúng giờ sẽ thấy được rất nhiều điểm lợi cho bé và mẹ.

Bạn đừng nghĩ khi bé đã lớn 12 - 18 tháng tuổi thì mới bắt đầu cần rèn thói quen để bé tự đi vệ sinh vì với trẻ nhỏ đã có tã, bỉm rồi...

Dưới đây là 1 vài bí kíp để các mẹ giúp con hình thành thói quen tự đi vệ sinh một cách dễ dàng.

1. Quan sát biểu hiện của con

Mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau khi muốn được đi vệ sinh. Và mẹ cần học cách quan sát các biểu hiện đó cùng quy luật đi vệ sinh để rèn bé vào nếp.

Dạy mẹ cách tập cho trẻ tự đi vệ sinh

Mỗi trẻ có những biểu hiện khác nhau khi muốn đi vệ sinh

Một số trẻ có biểu hiện nhăn mặt, trông ngơ ngác, chân đập loạn hoặc khóc to sau khi đã 'hành sự' xong thấy ướt người.

Đối với trẻ lớn từ 9 - 18 tháng tuổi khi đi vệ sinh đã có thể kéo tay người lớn, chỉ xuống quần thậm chí là biết gọi.

2. Nắm được quy luật đi vệ sinh

Nếu ngay từ nhỏ, mẹ đã rèn cho trẻ giờ giấc đi vệ sinh theo đúng quy luật thì sau này việc để trẻ tự giác ngồi bô sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Trẻ đi tiểu ban ngày nhiều hơn ban đêm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ đi tiểu quá nhiều lần, đi liên tục vì làm vậy dần dần sẽ tạo thói quen đi tiểu dắt cho trẻ khiến sức chứa của bàng quang giảm dần.

Thậm chí có trẻ mỗi lần chỉ có một chút nước tiểu nhưng cũng buồn tè ngay. Điều này nếu kéo dài sẽ không tốt cho trẻ khi trưởng thành.

Khi cho bé đi vệ sinh, mẹ có thể 'xi' bằng cách phát ra các âm thanh giống như điệu huýt sáo để biểu thị là đang tè và dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen có điều kiện.

Trẻ đi đại tiện, mẹ cũng nên xi bằng cách tương tự hoặc mặt nhăn thể hiện động tác dùng lực rặn phân. Sau một thời gian, trẻ sẽ bắt chước và làm theo.

Dạy mẹ cách tập cho trẻ tự đi vệ sinh

Mẹ nên rèn cho trẻ giờ giấc đi vệ sinh theo đúng quy luật

Mẹ nên dạy bé thói quen đi tiểu tiện trước vì nó dễ hơn. Đối với những trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên khi bắt đầu ăn dặm số lần đại tiện sẽ giảm hẳn chỉ còn 1-2 lần trong ngày.

Đầu tiên, mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết thời gian chuẩn bị đi tiểu tiện bằng cách dựa trên một sự kiện, mốc thời gian nào đó như trước hoặc sau khi bú sữa, trước hoặc sau khi chơi cùng mẹ, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy.

3. Chọn khéo bô cho bé

Những chiếc bô nhựa được thiết kế với hình ảnh, màu sắc sinh động, bắt mắt sẽ thu hút sự quan tâm của các bé.

Loại bô nên lựa chọn là bô nhựa có thành rộng và trơn, kích cỡ bô phù hợp với độ tuổi để bé không bị lọt thỏm hoặc có cảm giác ngồi không thoải mái.

Không nên cho trẻ dùng bô men vì loại bô này khá nặng, nếu trẻ có va đập thì dễ gây đau và khi thời tiết lạnh trẻ sẽ không chịu ngồi.

Sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh, gia đình cần vệ sinh bô sạch sẽ, lau khô vành bô trước khi cho bé ngồi.

4. Những điều mẹ cần lưu ý

Việc bắt đầu tập ngồi bô cho bé sẽ không đơn giản chút nào, đặc biệt là với những bé chưa được bé rèn cho thói quen đi vệ sinh. Tuy nhiên, mẹ đừng nên chán nản và mất kiên nhẫn.

Một số bé thường nghịch ngợm, không chịu ngồi yên hoặc ngồi lâu nhưng vẫn không chịu đi vệ sinh. Lúc này mẹ nên cho bé  đứng dậy chứ không nên bắt trẻ ngồi tiếp, điều này có thể phản tác dụng.

Mẹ cần biết rằng, đối với bé gái không nên cho bé ngồi bô lâu vì có thể gây ra hiện tượng sa tử cung.

Khi tập cho bé ngồi bô, ngày nào mẹ cũng cần luyện cho bé ngồi theo giờ nhất định, qua một thời gian bé sẽ hình thành thói quen và chỉ cần ngồi bô sẽ lập tức đại tiện.

Khi bé ngồi bô nên có người lớn ngồi kèm để đỡ bé, vì một số bé chưa ngồi vững dễ bị ngã hoặc mệt.

Đối với bé lớn, gia đình cũng nên tập kèm thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.

>> Xem thêm: Những lý do trẻ yêu thích trường học

Thanh Lê

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!