Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng thường gặp trong những tháng cuối của thai kì, Nhiều bà mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khoẻ con mình khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, dây rốn quấn cổ thai nhi có thực sự nguy hiểm không? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượngdây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng thường gặp trong những tháng cuối của thai kì, Nhiều bà mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khoẻ con mình khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, dây rốn quấn cổ thai nhi có thực sự nguy hiểm không? Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?

Dây rốn quấn cổ thai nhi (hay còn được gọi là tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi) là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng khi thai nhi cử động nhiều trong bụng mẹ và thay đổi tư thế.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi

Thai nhi trong bụng mẹ không ổn định, luôn lăn tròn và vận động thường xuyên trong tử cung - không gian bé nhỏ. Mỗi bé lại có đặc điểm và hành động khác nhau. Trong khi một số bé hoạt động tương đối nhẹ nhàng thì một số bé khác lại vận động nhiều. Hoạt động duỗi chân tay, quay vòng tròn,... của bé trong tử cung mẹ có thể dẫn đến sự vướng víu. Sự vướng víu của dây rốn liên quan đến cả độ dài dây rốn hay khối lượng nước ối.

Bên cạnh đó, sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến tình trạng này. Lao động mạnh khiến đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, khiến dây rốn xung quanh cuộn vao đầu lỏng, sau đó dần thắt chặt.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Dây rốn là bộ phận truyền oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ sang thai nhi để nuôi dưỡng cơ thể bé, đồng thời nhận những chất đào thải của thai nhi ra ngoài nhau thai. Nếu dây rốn hoạt động tốt thì thai nhi có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt trong suốt thai kì.

Khi dây rốn quấn cổ thai nhi, trường hợp dây rốn quá ngắn hoặc thai nhi bị quấn quá nhiều vòng thì dây rốn sẽ bị căng quá mức hoặc thắt chặt lại, làm suy giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến bé không thể nhận đủ dưỡng chất. Trong những trường hợp này, em bé sinh ra có khả năng cao bị thiếu máu, nhẹ cân. Dây rốn quấn chặt làm tắc nghẽn mạch máu truyền vào nuôi thai nhi, khiến suy thai dẫn đến tử vong trong bụng mẹ.

Trường hợp dây rốn quấn cổ chỉ 1 - 2 vòng và không chặt nên em bé vẫn có thể phát triển khoẻ mạnh, mẹ có thể sinh thường. Với những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, nước ối nhiều thì thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dây rốn quấn cổ.

Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Ảnh minh họa.

Những lưu ý cho mẹ bầu

Nếu phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ thì các mẹ nhớ theo dõi kĩ sức khoẻ của thai nhi để kịp thời phát hiện những bất thường. Một số trường hợp bị dây rốn quấn cổ quá chặt, bé không nhận đủ oxy nên sẽ có phản ứng như đạp mạnh, dữ dội vào bụng mẹ để thẻ hiện sự khó chịu. Do đó, việc chú ý đến cử động thai hàng ngày là cần thiết đối với các mẹ bầu. Nếu thấy thai nhi cử động ít, yếu hoặc nhiều, mạnh hơn bình thường thì mẹ cần đi khám ngay để kịp thời phát hiện những bất thường cũng như các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.

Đối với trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi, bác sĩ sẽ đo lưu lượng máu từ mẹ qua thai nhi, từ đó biết được bé có được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển hay không. Nếu có dấu hiệu nguy hiểm, mẹ sẽ phải sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của thai kì, mẹ cần đi khám thai thường xuyên để nắm bắt kịp thời bất cứ diễn biến khác thường nào của bé để có phương pháp sinh nở hợp lí.

>>>Xem thêm:Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu

>>>Xem thêm:Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!