Để con không nhiễm vi-rút viêm gan B từ mẹ

Mang thai - 11/24/2024

Khi phát hiện nhiễm vi-rút viêm gan B mạn tính: Tiêm phòng ngay các mũi vắc-xin thụ động và gặp bác sỹ để được khám, theo dõi.

Vi-rút viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục, đường máu nhưng cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con. Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Trong ba tháng đầu khi mang thai, tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ là 10%, tỷ lệ truyền bệnh ở ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.

Hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai nhưng không biết liệu mình có nhiễm vi-rút viêm gan B hay không. Và nếu có vi-rút viêm gan B tấn công thì có cách hữu hiệu nào để tránh không lây sang con. Hãy yên tâm, nếu biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời thì con bạn khi sinh ra sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác mà không phải lo bị nhiễm vi-rút viêm gan B.

Để con không nhiễm vi-rút viêm gan B từ mẹ

Dưới đây là những kiến thức mà bạn cần bổ sung để tránh lây nhiễm vi-rút viêm gan B sang con và đảm bảo hai mẹ con luôn khỏe mạnh.

Trước khi mang thai

Trước khi có thai 3 tháng, hãy đến cơ sở y tế để xét nghiệm và phát hiện sớm viêm gan B.

Khi phát hiện nhiễm vi-rút viêm gan B mạn tính: Tiêm phòng ngay các mũi vắc-xin thụ động, chủ động và thường xuyên đến gặp bác sỹ để được khám và theo dõi.

Khi mang thai

Không nên dùng thuốc điều trị viêm gan B (kể cả thuốc bổ gan) vì thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, thai nhi và trong quá trình sinh đẻ. Đồng thời cần bồi dưỡng, ăn uống đầy đủ, giảm lao động… để nâng cao sức đề kháng.

Tránh những đồ uống có cồn vì vi-rút viêm gan B sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan.

Lưu ý: Bạn có thể chọn sinh thường hoặc sinh mổ đều được vì đã tiêm phòng sớm các mũi vắc-xin thụ động, chủ động.

Sau khi sinh

Hiện nay, một số trường hợp người mẹ nhiễm vi-rút viêm gan B, trước khi mang thai đã tiêm vắc-xin phòng bệnh nhưng vẫn có khoảng 10-40% trẻ khi sinh ra bị nhiễm vi-rút viêm gan từ mẹ. Vậy nên:

Yêu cầu bác sỹ tiêm vắc-xin ngay khi trẻ vừa sinh để tiêu diệt lượng vi-rút xâm nhập vào cơ thể con lúc sinh. Đây là mũi tiêm thứ nhất. Mũi tiêm này là tiêm phòng thụ động ngay sau sinh để bảo vệ cho trẻ không bị vi-rút tấn công.

Mũi tiêm thứ 2: Tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh. Đây là mũi chủ động nhằm giúp trẻ tự tạo kháng thể chống lại vi-rút.

Các mũi tiêm tiếp theo: theo Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Lưu ý: Tuyệt đối không được cho con bú, nhất là khi đầu vú của bạn bị nứt nẻ hoặc chảy máu để bệnh không có cơ hội tấn công vào cơ thể con.

Thùy Chi

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!