Nhiều người thắc mắc về khả năng lây truyền Ebola trong lúc bệnh đang lan tràn tại Tây Phi và có khả năng đến nhiều nơi khác khiến 158 người thiệt mạng theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tuần trước.
Vi-rút Ebola
Tuy số người nhiễm bệnh tăng nhanh chóng trong thời gian qua nhưng các chuyên gia y tế cho rằng bệnh này không dễ lây truyền nếu không có sự tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm.
Theo TS William Schaffner - GS y tế dự phòng và bệnh nhiễm tại Trường ĐH Y khoa Vanderbilt ở Mỹ - Ebola lan truyền do tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh như máu, dịch nôn, phân, mồ hôi, nước bọt, nước mắt và tinh dịch. Vì vậy trên lý thuyết, có thể bị nhiễm bệnh do quan hệ tình dục nhưng đó không phải là con đường lây truyền phổ biến.
TS Schaffner giải thích rằng không giống như vi-rút cúm hay HIV, bệnh nhân nhiễm Ebola không lây truyền bệnh cho đến khi họ có triệu chứng bệnh và khi đã có những biểu hiện như vậy, ít người nghĩ đến chuyện quan hệ tình dục.
Một điểm khác cần lưu ý là theo WHO, một nhân viên phòng thí nghiệm có thể lưu giữ vi-rút Ebolatrong tinh dịch 61 ngày. Một loại vi-rút khác được xem rất gần gũi với bệnh này là vi-rút Marburg có khả năng tiềm tàng và phục hồi trong tinh dịch sau 12 tuần. Do đó, cần lưu ý sự phục hồi của vi-rút trong tinh dịch.
Bàn tay bệnh nhân nhiễm vi-rút Ebola
Tuy nhiên có điều chưa rõ là dù Ebola không thể lây lan trong không khí có khả năng chứa mầm bệnh từ những giọt dịch tiết do ho hoặc hắt hơi rơi ra ngoài nhưng có dấu hiệu cho thấy bệnh có thể lây lan từ máu hoặc dịch nôn của bệnh nhân trên giường bệnh.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc thể hiện sự thương tiếc và đồng cảm với người chết vì bệnh này bằng tiếp xúc trực tiếp như tắm cho người chết cũng rất nguy hiểm. TS Schaffner cho rằng lúc chết là thời điểm có khả năng lây nhiễm cao nhất.
Xem thông tin về dịch Ebolatại đây
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!