Khái niệm vận động để có sức khỏe và để tham gia hoạt động luôn ràng buộc nhau chặt chẽ. Do đó, tìm ra một phương thức để người cao tuổi có một cuộc sống tinh thần, thể chất tốt, vui thú tuổi già sau bao nhiêu năm tháng cống hiến là điều đáng quan tâm.
Để người cao tuổi ăn được, tiêu hóa được
Ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất chính là nguồn năng lượng cần thiết cho sức khỏe người cao tuổi. Trọng tâm của việc bổ sung dinh dưỡng là làm sao người cao tuổi ăn được, tiêu hóa được. Vì vậy thức ăn nên mềm, dễ nhai dễ nuốt. Hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng như: gan; tim; lòng mề bên cạnh đó nên ăn cá thay cho ăn thịt. Nên ăn nhạt, ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp lâu dài ảnh hưởng đến tim, thận. Các loại đạm thực vật cũng nên ăn xen vào trong các bữa ăn chính như đậu phụ và các loại đậu khác.
Vận động không chỉ mang đến sức khoẻ mà còn giúp người già vui vẻ, hoạt bát
Nhiều ông, bà thắc mắc tại sao chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên nên ăn nhiều rau quả hơn những người trẻ? Tuổi già, sức co bóp dạ dày giảm hơn so với tuổi trẻ, nhu động ruột giảm dẫn đến táo bón kéo dài tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh lâm vào tình trạng táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn đẩy lùi cholesterol thừa ra khỏi cơ thể phòng bệnh xơ vữa động mạch.
Các vi chất dinh dưỡng được tìm thấy rất nhiều trong rau củ quả như rau bắp cải, rau muống, rau ngót, su su, su hào, cam, quýt, dưa hấu, xoài. Vì vận động của hệ tiêu hóa giảm ở người cao tuổi nên cần thêm lượng chất xơ vào chế độ ăn bằng cách thêm lượng rau củ quả. Với người bình thường, lượng rau củ quả khoảng 500g thì với người già lượng này nên duy trì và có thể tăng thêm. Ngoài ra, cần giảm lượng đạm động vật trong các loại thịt mà thay thế vào đó là các loại tôm, cá, sữa. Chỉ nên ăn dưới 150g thịt các loại trong 1 ngày. Để dễ hấp thu và dễ tiêu hóa, chúng ta nên nấu nhừ và cắt nhỏ thức ăn.
‘Ăn ít sống lâu, nhai kỹ sống thọ’: Ăn chậm, nhai kỹ là những việc làm đầu tiên góp ích cho sức khỏe của mỗi người, bên cạnh đó việc hấp thu các vitamin và khoáng chất vào mạch máu sẽ trở nên dễ dàng hơn khi ăn chậm. Ăn chậm rãi sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa và đỡ đần cho dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi, đầy bụng và một trong số đó là việc ăn quá nhanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, dù bữa ăn đa dạng nhưng sự yếu kém của hệ tiêu hóa đòi hỏi người cao tuổi nên dùng thực phẩm bổ sung mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe, duy trì sự minh mẫn và hạn chế bệnh tim mạch. Khi sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phải chú ý do tỉ lệ người chứa đường Lactose trong cơ thể không phải là ít. Ví dụ, khi uống sữa bò hoặc dùng các sản phẩm có sữa bò sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi ruột, dị ứng, tiêu chảy. Thay vào đó, nên sử dụng các loại đậu đỗ, đặc biệt là đậu nành cho một hàm lượng đạm cao hơn cả thịt, cao hơn cả mỡ, một hàm lượng các vitamin và khoáng rất cao so với các thực phẩm từ thức ăn động vật.
Vận động giúp việc tiêu hoá ở người già dễ dàng hơn
Vận động đem lại nhiều giá trị
‘Không có gì làm suy yếu và phá hủy cơ thể con người bằng việc không vận động kéo dài’. Vận động chân tay không phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương khớp mà còn tác động đến toàn cơ thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho cảm giác dễ chịu, vui vẻ, phấn khởi. Đi bộ một tiếng mỗi ngày, mở cửa sổ nhà ít nhất nửa tiếng và bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày… đó là những phương thuốc cực rẻ mà lại rất hữu ích giúp nâng cao thể lực cho mỗi người. Tham gia sinh hoạt tại các phường, hội cũng là cách để giải tỏa stress.
Hãy sống khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp bên những người thân yêu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!