Đề phòng bóng đè trở thành bệnh lý

Sống khỏe mạnh - 05/16/2024

Bóng đè xảy ra nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và trở thành bệnh lý.

Hầu hết mỗi người đều bị bóng đè ít nhất một lần. Hiện tượng này được dân gian sáng tạo ra những truyền thuyết vô cùng lôi cuốn. Với khoa học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này.

Đa số trường hợp bị bóng đè là bình thường. Tuy vậy, khi hiện tượng này xảy ra nhiều lần khiến tâm lý hoảng loạn, gây tác hại đến các cơ quan trọng cơ thể như tim mạch, hệ hô hấp…

Đôi điều về hiện tượng bóng đè

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ, chủ yếu xuất hiện ở người suy nhược, mới ốm dậy, yếu bóng vía hoặc có bệnh về tim mạch… Những người có lối sống không lành mạnh, dùng nhiều bia rượu cũng như các chất kích thích thường có khả năng bị bóng đè cao hơn.

Đề phòng bóng đè trở thành bệnh lý

Bóng đè là cảm giác không thể cử động được trong phút chốc (Ảnh minh họa: Internet)

Giải mã hiện tượng bóng đè

Khi bị bóng đè, cơ thể thường khó thở, ngạt thơ, mồ hôi toát ra nhiều, chân tay muốn cử động, miệng muốn kêu cứu mà hết sức khó khăn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong lúc chúng ta chìm đắm trong các giấc mơ, não bộ hoạt động tích cực và vẽ ra những bức tranh muôn màu. Ngược lại, các cơ điều khiển khi thức vào trạng thái cứng đờ. Đây là cách giúp ngăn chặn cơ thể phản ánh các hoạt động đang xảy ra trong não bộ.

Trong lúc bị bóng đè, các tế bào thần kinh trong trạng thái kích động mạnh mẽ hơn so với giấc mơ bình thường, nhiệt độ hộp sọ tăng cao nên các phản ứng xảy ra mạnh hơn, nhiều hơn. Tuy vậy, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế, chặn lại nên không thể mở miệng, động tay chân.

Dấu hiệu bệnh lý

Thường xuyên bị bóng đè: Trong mỗi tuần hoặc mỗi ngày đều bị bóng đè thì bạn đang mang bệnh, cần chữa trị. Cơ thể dễ rơi vào trạng thái suy nhược, tâm trạng không ổn định, dễ bị ám ảnh ngay cả khi thức giấc.

Nhịp tim thay đổi bất thường sau đợt bóng đè là vô cùng nguy hiểm, có thể tim bạn đã bị tổn thương. Bóng đè có thể làm cơ thể rơi vào tình trạng ngưng thở cục bộ, khi quá ngưỡng cho phép sẽ tử vong. Nên khi thấy khó thở sau khi bị bóng đè, bạn cần đến khám.

Đề phòng bóng đè trở thành bệnh lý

Hiện tượng này thường mang đến cảm giác sợ hãi (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân

Những người bị bóng đè thường do hệ thần kinh bị ức chế. Việc này bắt nguồn từ nguyên nhân căng thẳng tâm lý, lo lắng, sợ hãi quá mức. Người mang bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh thường có nguy cơ bị bóng đè cao hơn.

Một số thói quen cũng dẫn chúng ta rơi vào trạng thái bóng đè như dùng nhiều chất kích thích, ngủ nơi hiếm khí, ngủ không đúng cách, mặc quần áo chật, giữ tim khi ngủ, đọc, xem truyện ma trước khi đi ngủ…

Giải pháp

Để ngăn chặn những nguy cơ gây hại của bóng đè, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Hạn chế sử dụng rượu, đồ uống có chất kích thích khác…

Khi bị bóng đè, bạn cần thay đổi những thói quen xấu đang tổn hại. Bạn nên hạn chế đọc truyện ma nếu là người hay tưởng tượng, sợ hãi. Không đặt tay lên ngực khi ngủ, ngủ nghiêng sang bên phải, mặc quần áo rộng rãi hơn. Ngoài ra, nên dành thời gian nghỉ ngơi để não bộ bớt căng thẳng. Bạn có thể tham gia lớp thiền để biết cách giảm ưu phiền.

Nếu tình trạng bóng đè kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, đề phòng những ảnh hưởng không hay đến sức khoẻ.

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!