Thai già tháng làm cho thai quá yếu (do nước ối ít làm cho dây rốn chèn ép), thai quá lớn (khiến mẹ khó sinh, vai bé to làm gãy xương đòn), thai có thể bị hít nước ối chứa phân su làm nghẽn đường hô hấp hay thai già tháng cũng có thể làm suy nhau thai bởi thai thiếu dưỡng khí và chất dinh dưỡng... Đối với mẹ, con yêu mãi chưa chào đời sẽ khiến ảnh hưởng tới tâm lý, làm mẹ luôn lo lắng, chờ đợi, căng thẳng.
Biện pháp phòng thai già tháng cho mẹ bầu
Giữ điều độ trong ăn uống nghỉ ngơi: Phụ nữ có thai phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển toàn diện.
Chuẩn bị có thai: Khi có ý định muốn sinh em bé, bạn hãy ghi chép chu kỳ kinh nguyệt của mình hàng tháng để làm cơ sở cho việc tính ngày dự sinh.
Vệ sinh ngực: Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 6 hàng ngày nên dùng khăn mềm, xà phòng và nước ấm lau đầu vú. Việc làm này nên duy trì cho đến lúc sinh. Bởi việc là đó, ngoài việc khiến cho lớp biểu bì ở đầu vú dày hơn, không bị nứt, viêm nhiễm khi trẻ bú thì việc lau vú còn làm kích thích đầu vú, khiến tử cung co bóp, có lợi cho việc sinh sản đúng kỳ.
Hãy vận động thích hợp: Mẹ bầu hãy rủ ông xã đi bộ nhẹ nhàng. Việc làm này rất tốt cho thai nhi vì hoạt động thích hợp làm cho đầu của thai nhi xoay xuống xương chậu. Ngoài ra, vừa được ông xã nắm tay đi dạo và trò chuyện sẽ khiến tâm trạng mẹ bầu tích cực hơn.
Hãy khám thai định kỳ: Khi mang thai nên tiến hành khám thai định kỳ. Trong trường hợp không nhớ rõ kỳ kinh cuối, bác sĩ có thể căn cứ vào phản ứng của thai nhi cùng kiểm tra sinh hóa để dự tính ngày sinh. Khám thai định kỳ còn giúp phát hiện các yếu tố dẫn đến thai già tháng như: vị trí của thai không thuận, nước ối ít để có biện pháp an toàn cho thai nhi kịp thời.
Phụ nữ đã quá ngày sinh dự kiến mà vẫn chưa chuyển dạ thì nên học cách quan sát số cử động thai. Khi mọi trường hợp đã được xác định, chắc chắn là thai đã già, nhau thai đã lão hóa thì nên nhập viện ngay, tránh trường hợp để thai chết ngạt.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!