Đề phòng vô sinh vì các bệnh phụ khoa nguy hiểm

Sức khỏe sinh sản - 05/07/2024

Những bệnh phụ nữ như đa nang buồng trứng, nhi hóa tử cung, viêm vùng chậu... đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Hội chứng đa nang buồng trứng

Hội chứng đa nang buồng trứng (viết tắt là PCOS) là một căn bệnh xuất phát từ việc mất cân bằng hoóc-môn trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, dẫn đến lượng trứng bị suy giảm trầm trọng. Khi ấy, khả năng sinh sản của bạn gái luôn ở trong tình trạng cảnh báo, thậm chí có thể bị vô sinh. 

Tuy nhiên, vì PCOS có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường cho nên bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và có lối sống lành mạnh thì có thể tránh được chứng bệnh đáng sợ này.

Đề phòng vô sinh vì các bệnh phụ khoa nguy hiểm

Ảnh minh họa

Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu (viết tắt là PID) là một bệnh thường gặp ở nữ giới bị mất khả năng sinh sản. 

PID là một bệnh lý liên quan tới viêm tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Các vùng này chủ yếu bị ảnh hưởng do nhiễm trùng hệ thống sinh sản hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cụ thể, Chlamydia và bệnh lậu chính là 2 thủ phạm chính liên quan đến PID. 

Vì thế, thường xuyên khám phụ khoa và kiểm tra các bệnh tình dục là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này.

Tử cung nhi hóa

Bình thường ở phụ nữ khi đến tuổi dậy thì, dưới vai trò của nội tiết tố nữ đã giúp cho hệ sinh dục phát triển lớn lên, trở thành người phụ nữ, đặc biệt là tử cung. Để đạt được chức năng trên, hình thể tử cung cho phép có kích thước đường kính từ 35 - 45mm. Cấu trúc có đầy đủ thành phần bao gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc. 

Hình thể tử cung phát triển lớn lên được là nhờ vai trò của nội tiếp tố estrogen và progesterone đồng thời cũng tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Một lý do nào đó mà estrogen và progesterone không có mặt trong cơ thể nữ giới khiến tử cung nhỏ như là còn giai đoạn bé gái. Hoặc một nguyên nhân từ bẩm sinh đã có sự khiếm khuyết tử cung. 

Tất cả những nguyên nhân trên làm cho tử cung không thể đảm nhiệm chức năng của mình được nghĩa là không có khả năng tạo ra kinh nguyệt và không thể cho trứng làm tổ để phát triển thai nhi. Ngoài ra, nữ giới có phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng 2 bên do khối u, hay suy buồng trứng sớm cũng có thể gặp tình trạng này.

Ở trường hợp ít gặp, nữ giới mắc tử cung nhi hóa do bất thường bẩm sinh, không có tử cung hay tử cung rất nhỏ, khiến cơ thể không thể thụ thai.

Đối với những trường hợp xác định có tử cung và tử cung nhỏ, xét nghiệm nội tiết tố nữ giảm, ta có thể dùng thuốc nội tiết gồm estrogen và progesterone từ 3 - 6 tháng, đồng thời theo dõi sự lớn của tử cung, cũng như chu kỳ kinh nguyệt.  

Ở các trường hợp còn lại, tùy thuộc mức độ nhi hóa của tử cung mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tạo hình, phục hồi lại hình dáng chuẩn.

Rối loạn phóng noãn

Đề phòng vô sinh vì các bệnh phụ khoa nguy hiểm

Ảnh minh họa

Rối loạn phóng noãn gồm không phóng noãn và ít phóng noãn. Những trường hợp nang noãn kéo dài, không có đỉnh estradiol phù hợp, không có đỉnh LH phù hợp, thiểu năng giai đoạn hoàng thể.

Bệnh có các biện pháp điều trị như kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản nhằm tăng số lượng nang noãn phát triển, trưởng thành và phóng noãn tự nhiên hay chọc hút.

Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng kích thích buồng trứng có thể được sử dụng như: Clomiphene citrate, Gonadotropin, HMG, HCG... Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể đem lại các tác dụng phụ gây nguy hiểm nhất định đó nghen!

Thiếu nội tiết tố nữ

Nếu đến tuổi dậy thì mà ngực bạn vẫn không phát triển, núm vú cũng nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của buồng trứng không hoạt động.

Để xác định chính xác, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm nội tiết FSH, estradiol và được khám phụ khoa để điều trị ngay.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!