Di chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngạt do sặc nước ối

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, và cũng là niềm vui vô hạn. Tuy nhiên trong quá trình thai kỳ và sau sinh luôn ẩn chứa nhiều sự nguy hiểm khiến các mẹ bầu hoang mang lo lắng, trong đó ngạt sơ sinh do sặc nước ối là một trong những hiện tượng để lại di chứng nặng nề nhất cho trẻ.

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ, và cũng là niềm vui vô hạn. Tuy nhiên trong quá trình thai kỳ và sau sinh luôn ẩn chứa nhiều sự nguy hiểm khiến các mẹ bầu hoang mang lo lắng, trong đó ngạt sơ sinh dosặc nước ối là một trong những hiện tượng để lại di chứng nặng nề nhất cho trẻ.

Vì sao thai nhi sặc nước ối?

Trong quá trình thai kỳ, thai nhi được bao bọc trong khối nước ối như một màng bảo vệ tuyệt đối khỏi những nguy hiểm gây tổn hại. Nước ối là một dạng chất dịch trong màu vàng nhạt chứa chất dinh dưỡng được tạo ra từ cơ thể mẹ bầu để cung cấp cho thai nhi môi trường phát triển an toàn và khỏe mạnh. Lượng nước ối này thay đổi và tăng dần trong suốt quá trình thai kỳ, tuy nhiên từ tuần thứ 38 nước ối có xu hướng giảm dần đều để chuẩn bị cho sự chuyển dạ của mẹ bầu. Màu sắc của nước ối cũng được chú trọng quan tâm do tầm ảnh hưởng của nó đến với thai nhi, ở những tuần đầu tiên, nước ối thường có màu trắng và trong rồi đục dần theo sự phát triển của bé. Cho đến trước khi sinh, bọc nước ối bao quanh trẻ thường chuyển sang màu trắng đục như nước vo gạo do thai nhi thải ra những tế bào niêm mạc và không gây ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của trẻ. Bọc nước ối được tạo mới mỗi ngày từ cơ thể người mẹ để đảm bảo môi trường vô trùng tốt nhất cho trẻ, do vậy dù thai nhi có uống nước ối thì cũng không là vấn đề lớn.

Di chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngạt do sặc nước ối

Tuy nhiên trong một số trường hợp, thai nhi vẫn có thể bị sặc nước ối, hiện tượng này dẫn đến việc gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ như làm rối loạn sự trao đổi khí ở phổi do bị nghẽn đường thở, từ đó khiến trẻ bị suy hô hấp và để lại di chứng sau sinh ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển thể chất của trẻ sau này.

Trong trường hợp nguy hiểm nhất, thai nhi còn có thể hít phải phân su trong nước ối dẫn đến ảnh hưởng nặng nề và mang theo các di chứng về chức năng tuần hoàn hệ hô hấp và cách hoạt động ở cơ quan phổi. Các thành phần có trong phân su còn gây nguy hiểm do gây kích ứng và dẫn đến hiện tượng bội nhiễm gây viêm phổi hoặc tệ nhất là làm nhiễm trùng phổi, từ đó còn có khả năng xuất hiện tình trạng xẹp phổi, khiến trẻ bị suy hô hấp nghiêm trọng.

Sặc nước ối và những di chứng nguy hiểm

Các di chứng thường thấy nhất từ việc ngạt sơ sinh do sặc nước ốiở thai nhi là:

- Có thể bị liệt chi, động kinh. Do các hiện tượng gây liệt chi thường khó dự đoán trước nên đối với các trường hợp bị ngạt do sặc nước ối, các bác sĩ thường chỉ định sự theo dõi sát sao để đánh giá các triệu chứng nhằm xác định dần và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

- Trong vòng một tháng đầu tiên sau sinh với trường hợp trẻ bị ngạt do sặc nước ối, nếu vòng đầu của trẻ không phát triển kích thước đường kính cho thấy trẻ đã xuất hiện biến chứng đầu nhỏ.

Di chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngạt do sặc nước ối

- Ngoài ra, sức ảnh hưởng và di chứng của việc ngạt do sặc nước ốicòn gây chậm phát triển tinh thần, rối loạn giác quan và suy hô hấp. Ở trường hợp nặng trẻ cần phải được đặt nội khí quản do không thể tự thở và có khả năng cao tử vong trong một đến hai tuần đầu tiên sau sinh.

- Một số biểu hiện di chứng của trẻ bị sặc nước ối thường là cổ yếu, tay chân bị teo hoặc không hoạt động được linh hoạt, có hiện tượng suy hô hấp hoặc hệ hô hấp bị ảnh hưởng dẫn đến việc thở khò khè, ăn hay bị trớ, hay ho có đờm...

Do vậy để tránh hiện tượng ngạt sơ sinh do sặc nước ối, mẹ bầu cần phải đi khám thai kỳ thường xuyên và kỹ lưỡng ở các trung tâm y tế uy tín. Những biến chứng này có thể được ngăn chặn và điều trị nếu mẹ bầu quan tâm, thăm khám kĩ lưỡng và đều đặn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!