Là vấn đề hơi tế nhị nên nhiều người ngại hỏi đi tiểu bao nhiêu lần trong một ngày là bình thường. Rốt cuộc đi tiểu ít hay nhiều có liên quan thế nào đến sức khỏe mỗi người hay không? Cùng Lily & WeCare giải đáp thắc mắc đó bằng bài viết dưới đây nhé!
Đi tiểu bao nhiêu lần trong một ngày là bình thường?
Theo bác sĩ Neil Grafstein, chuyên khoa tiết niệu tại bệnh viện Mount Sinai ở New York thì phần lớn mọi người đi vệ sinh khoảng 4-7 lần trong một ngày. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ uống bạn sử dụng. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế chúng khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, có người lại không.(*)
(*) Theo VNE
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều
Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần do bệnh lý
- Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang): do vi khuẩn gây viêm nhiễm xâm nhập vì không vệ sinh hoặc vệ sinh không sạch, không đúng cách. Thường có các triệu chứng như thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu rắt, tiểu khó. Ngoài ra, người có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, đầy bụng khó chịu.
- Suy thận mạn tính:Giai đoạn đầu của suy thận mạn (độ 2, 3) có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây triệu chứng tiểu đêm. Các triệu chứng của suy thận mạn là đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu đêm, nước tiểu nhiều bọt, phù, tiểu ít, da xanh, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Sỏi thận:Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm. Các triệu chứng khác thường đi kèm là tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu buốt, đau lưng... những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận.
- Bệnh nhân bị huyết áp cao hay bị đái tháo đường tuýp 2 cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.
Nguyên nhân không do bệnh lý dẫn đến đi tiểu nhiều cả ngày và đêm
- Do lớn tuổi:chức năng thận bị suy giảm theo độ tuổi.
- Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt:uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng các thức uống có chất kích thích như rượu bia, trà, cafe...
- Sử dụng một số thuốc có tính lợi tiểunhư thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu.
- Yếu tố tâm lý:tình trạng căng thẳng, lo âu, mất ngủ cũng là nguyên nhân gây tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
Sau khi uống nước bao lâu thì đi vệ sinh?
Về cơ bản, quá trình trao đổi chất nước trong cơ thể cần 30-45 phút, nhưng khoảng thời gian này có thể linh động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi ăn quá mặn, thời gian bài tiết nước tiểu sẽ mất nhiều thời gian hơn, vì muối sẽ làm cho khả năng giữ nước trong cơ thể lâu hơn.
Hai là ăn quá nhiều hoặc quá ít, trong bữa ăn lại uống rượu, sẽ không dễ để đi tiểu. Nguyên nhân rất đơn giản, thực phẩm giống như bọt biển sau khi hấp thu nước, sẽ kéo dài thời gian bài tiết nước tiểu.
Ngoài ra, cơ thể thiếu nước và thời tiết nóng lạnh cũng ảnh hưởng đến thời gian đi tiểu. Khi hoạt động nhiều, cơ thể thoát mồ hôi, thiếu nước cao độ. Bạn có uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng hấp thụ bấy nhiêu, nên phải rất lâu sau bạn mới buồn đi tiểu.
Lượng nước tiểu thải ra một ngày bao nhiêu là vừa đủ?
Mỗi ngày lượng nước tiểu bài tiết là khoảng 1500 ml là hợp lý. Thực tế, chỉ cần mỗi ngày lượng nước tiểu không ít hơn 400 ml, và không quá 3000 ml thì không có vấn đề gì bất thường.
Với lượng nước tiểu ít hơn 400 ml, thường không xuất hiện ở người bình thường, đây có thể là dấu hiệu suy thận cấp. Nếu lượng nước tiểu quá 3000 ml thường xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc đái tháo nhạt, cũng có thể là hội chứng polydipsia (uống nhiều).
Nếu tình trạng đi tiểu của bạn không có chu kỳ như trên, cụ thể: Tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày, tiểu trên 1 lần/đêm thì cảnh báo bạn nên để ý đến chức năng thận. Nguy cơ suy thận là có thể xảy ra.
Phòng tránh hiện tượng đi tiểu nhiều
Uống đủ 2 lít nước/ngày, hạn chế uống nhiều nước hay ăn nhiều canh buổi tối.
Hạn chế uống rượu, bia, cafe, nước uống có gas.
Tăng cường rau xanh, chất xơ, không ăn quá nhiều thịt, muối, các gia vị nóng và chất ngọt.
Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều axit như cam, chanh, cà chua...vì các thực phẩm này có thể gây kích ứng bàng quang dẫn đếnđi tiểu nhiềuhơn.
Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
Tập luyện thể thao thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress...
Không uống các thuốc lợi tiểu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Massage, ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!