Dịch bệnh Covid-19 khiến nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp đôi?

Thời sự - 04/27/2024

Nguy cơ đột tử vì đau tim trong đại dịch Covid-19 cao gấp hai lần, khi nhiều người không đến bệnh viện dù có triệu chứng do lo ngại lây nhiễm.

Hầu hết mọi người sẽ tìm cách để tránh đến bệnh viện trong đại dịch Covid-19, vì lo ngại bị lây nhiễm, bao gồm cả những người có dấu hiệu đau tim.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Cardiology cho thấy những rủi ro của việc bỏ qua các dấu hiệu đó. Các nhà nghiên cứu ở bang Oregon và Washington, Mỹ phát hiện ra rằng những người bị đau tim nghiêm trọng có nguy cơ đột tử cao gấp đôi trong thời kỳ Covid-19 so với những năm trước.

Dịch bệnh Covid-19 khiến nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp đôi?

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột tử vì đau tim trong thời kỳ Covid-19 cao gấp đôi bình thường do mọi người ngại đến bệnh viện. Ảnh: KUTV

Nghiên cứu đã xem xét 15.244 trường hợp nhập viện liên quan đến 14.724 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI). Số ca nhập viện bắt đầu giảm 19% trong khoảng thời gian 5 tuần kể từ ngày 23/2/2020. Đó là khoảng 2 tuần trước khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 6 bang - Alaska, California, Montana, Oregon, Texas và Washington - và so sánh dữ liệu đó với cùng khoảng thời gian từ năm 2018 và 2019. Số ca nhập viện vì đau tim bắt đầu tăng trở lại vào khoảng ngày 29/3 nhưng vẫn thấp hơn mọi năm.

Các bệnh nhân nhập viện vì đau tim từ ngày 23/2 đến 16/5 trung bình trẻ hơn 1-3 tuổi so với những người nhập viện cùng kỳ 2018-2019, và thường được cho ra viện sớm hơn. Những xu hướng này có thể là do bệnh viện muốn duy trì giường bệnh cho các bệnh nhân Covid-19 hoặc do lo ngại lây nhiễm khi nằm viện.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người có nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp 2,4 lần so với thời điểm trước đại dịch, có lẽ vì họ ít tìm đến bác sĩ điều trị kịp thời hơn.

Quan ngại từ các bác sĩ

Nghiên cứu xác nhận những tin đồn rằng đầu năm nay, các bác sĩ Mỹ đã lo ngại về việc các nạn nhân đau tim và đột quỵ sẽ đi đâu khi các bệnh viện chuẩn bị đối phó Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 khiến nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp đôi?

Báo cáo đã chứng một thông tin lưu truyền trong cộng đồng bác sĩ là dường như số người đến khám chữa bệnh tim ít đi. Ảnh: The Active Times

Tiến sĩ Sanjiv Patel, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim mạch MemorialCare tại Trung tâm Y tế Orange Coast ở California, nói với Healthline rằng nghiên cứu đưa ra một góc nhìn về xu hướng nhập viện vì đau tim cấp tính. Nhưng ông cũng nói cần nhiều dữ liệu để xác định lý do tại sao tỷ lệ đột tử vì đau tim lại cao hơn.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nicole Weinberg, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở California, cho biết nghiên cứu cho thấy thực trạng tại các bệnh viện hiện nay, và sự cần thiết phải chung tay dập dịch Covid-19 nhanh chóng bằng cả những biện pháp 'cực chẳng đã' như cách ly xã hội và đeo khẩu trang.

Hành động nhanh chóng là cần thiết

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Giống như phản ứng với Covid-19, cũng cần có hành động nhanh chóng để tránh các ca đột tử vì đau tim không đáng có.

Dịch bệnh Covid-19 khiến nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp đôi?

Các chuyên gia khuyến cáo có dấu hiệu đau tim nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức. Ảnh: Health Line

Patel khuyến cáo nếu thấy tức ngực, đau cánh tay hay tê liệt, cùng các triệu chứng khác, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ, vì 'đó rất có thể là ranh giới giữa sự sống và cái chết'.

Weinberg thì thẳng thắn hơn: 'Bỏ qua một cơn đau tim có thể dẫn đến tử vong.'

Căng thẳng trong cuộc sống

Trong thời Covid-19, dường như khả năng tim suy yếu cũng cao hơn. Các đơn đặt hàng có thể khiến mọi người rơi vào những thói quen không lành mạnh, tăng nguy cơ đau tim. Sống trong nhà, lười vận động, ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia đang trở thành hình ảnh phổ biến thời Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 khiến nguy cơ đột tử vì đau tim cao gấp đôi?

Căng thẳng trong cuộc sống khiến nguy cơ đau tim, suy tim cao hơn. Ảnh: USC News

Sự căng thẳng cũng gia tăng khi con người cảm thấy bi quan về cuộc sống và tìm cách tránh virus cực đoan. Việc không gặp người thân, bạn bè, lối sống thay đổi có thể gây hại cho sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần. Nghiên cứu đã chỉ ra trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

Ngoài ra, việc một số dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim, chẳng hạn như đau ở ngực và phần trên cơ thể, đổ mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi hoặc khó thở, cũng khá giống các triệu chứng nhiễm Covid-19, khiến người ta tập trung vào hướng sai lầm. Ngay cả khi đau tim không gây ra đột tử ngay lập tức thì việc trì hoãn điều trị cũng dẫn đến bệnh cơ tim và suy tim sung huyết.

Weinberg khuyến cáo nếu bạn cảm thấy mình đang bị đau tim, hãy đeo khẩu trang và đến gặp bác sĩ. 'Thông thường, xét nghiệm nhanh có thể xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế thêm không, hay có thể rời đi ngay lập tức.'

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!