Điều cần chú ý khi điều trị bệnh lậu

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh. Vì vậy bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm.

Vi khuẩn gây bệnh lậu kháng kháng sinh nhóm fluoroquinolone thường gặp ở các quốc gia như Mỹ, các đảo quốc ở Thái Bình Dương, châu Á và Anh. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo không dùng fluoroquinolones để điều trị lậu ở những người đồng tính nam (MSM) trừ phi đã kiểm tra độ nhạy cảm với kháng sinh để có hướng điều trị.

Tương tự, sự đề kháng của lậu cầu với azithromycin cũng đang trỗi dậy và chỉ dùng azithromycin để điều trị lậu cho những bệnh nhân có chống chỉ định với các thuốc khác.

Do thường gặp nhiễm bộ đôi vi khuẩn nên bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm lậu cầu hoặc chlamydia cần được điều trị cho cả hai loại vi khuẩn này, trừ phi đã xác định được là chỉ nhiễm có một loại.

Điều cần chú ý khi điều trị bệnh lậu

Không dùng fluoroquinolones điều trị bệnh lậu ở những người đồng tính nam (Ảnh minh họa: Internet)

Tái nhiễm dễ xảy ra nếu tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Cần điều trị cho bạn tình của bệnh nhân trong vòng 60 ngày trước và sau chẩn đoán. Bệnh nhân cần kiêng giao hợp trong vòng 7 ngày điều trị.

Tuân thủ điều trị là cần thiết cho việc điều trị thành công. Để bệnh nhân dễ tuân thủ điều trị, nên chỉ định loại thuốc dùng liều duy nhất 1 ngày. Ngoài ra, cần xem xét các vấn đề khác là tình trạng kháng thuốc, chi phí điều trị, cơ địa dị ứng thuốc và thai nghén.

Các hướng dẫn điều trị hiện nay nhấn mạnh việc sử dụng ceftriaxone. Nếu có thể, cho nhiễm lậu cầu ở bất kỳ vị trí nào và azithromycin hoặc doxycycline để cải thiện tỷ lệ chữa dứt điểm, giảm nguy cơ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng cephalosporin.

Cần chú ý, nhiễm lậu cầu ở vùng hầu là khó điều trị hơn so với những nơi khác. Bệnh nhân có phơi nhiễm với lậu cầu ở vùng hầu họng nếu có thể, nên được điều trị bằng ceftriaxone.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!