Điều cần phải biết khi dùng nấm làm thực phẩm

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nấm là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì giàu chất dinh dưỡng. Để chế biến nấm đúng cách, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây.

1. Không dùng kèm với thức uống lạnh, rượu

Bình thường khi sử dụng nấm làm món ăn, mọi người dùng món ngay khi còn nóng để cảm nhận được độ thơm và hương vị ngọt của nấm. Kèm theo đó là thói quen uống  nước giải khát lạnh để hạ nhiệt.

Tuy nhiên nấm lại loại thực phẩm mang tính âm. Vì thế sau khi ăn, bạn nên hạn chế hoặc không dùng đồ uống lạnh bởi sẽ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu kết hợp với việc uống rượu sẽ sinh ra độc tố, ảnh hưởng đến dạ dày.

Điều cần phải biết khi dùng nấm làm thực phẩm

Nấm là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng

2. Không nên rửa quá kỹ khi sơ chế nấm

Nấm vốn là loại thực vật chỉ sinh sống trong môi trường sạch. Vì vậy khi sơ chế, bạn có thể làm sạch bằng khăn ẩm, hay dưới vòi nước hoa sen. Không nên ngâm nấm lâu trong nước bởi thân nấm ở dạng sợi và xốp, khi rửa sẽ làm nấm hút nước khiến thịt nấm nhạt và nhão.

Hơn nữa, các loại nấm thường có chất Lysergic giúp hấp thụ ánh nắng trời chuyển hóa thành vitamin D. Tuy nhiên loại chất này rất dễ bị biến mất khi ngâm lâu trong nước.

Điều cần phải biết khi dùng nấm làm thực phẩm

Không nên ngâm nấm lâu trong nước

3. Lựa chọn loại nồi khi nấu nấm

Khi chế biến nấm, chúng ta nên hạn chế các loại nồi, chảo được đúc từ nhôm, sắt hay đồng. Bởi vì các dụng cụ bằng đồng hay sắt không nên dùng cho một số loại nấm (điển hình là nấm hương) vì sẽ gây mất chất dinh dưỡng.

Riêng với đồ nhôm, món nấm sẽ bị ngả màu khi nấu, trông món ăn sẽ kém hấp dẫn hơn.

4. Dùng quá nhiều dầu mỡ khi chế biến

Thân nấm thuộc dạng cấu tạo xốp và sợi, rất dễ để hút các chất lỏng nên rất khó cho các bà nội trợ ước lượng được lượng dầu mỡ khi cho vào món ăn. Do đó, bạn phải ước chừng trước lượng dầu mỡ. Tránh tình trạng nấu xong lại quá ngấy vì nhiều chất béo, gây cảm giác khó chịu do đầy bụng, khó tiêu hóa, trào ngược dịch dạ dày.

5. Khi sơ chế phải cắt bỏ chân gốc nấm

Rễ cùng gốc nấm là phần tiếp xúc trực tiếp với phần bọc nuôi dưỡng nấm, giúp nấm lấy chất dinh dưỡng. Thế nên luôn bị tồn, dính lại những chất vô cơ vốn dùng để nuôi nấm. Chúng ta không nên dùng phần này khi chế biến.

Điều cần phải biết khi dùng nấm làm thực phẩm

Cắt bỏ chân gốc nấm khi chế biến

6. Chần nấm qua nước sôi nóng trước khi xào nấu

Việc này không chỉ giúp nấm giòn hơn, giữ lại hình dạng của nấm khi chế biến mà còn giúp loại bỏ một số độc tố gây hại có trong nấm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chần qua thật nhanh không quá 2 phút và có thể cho thêm vài hạt muối vào trong nước, bởi để quá lâu sẽ gây nát thịt cũng như làm mất chất dinh dưỡng.

7. Cách chọn nấm khi mua

- Chọn hàng nấm tươi, nấm được bảo quản thoáng mát và sạch sẽ.

- Mình nấm không thâm, khô, dập nát.

- Các cây nấm có thân tròn béo mập và bên ngoài láng mịn bởi đây là các cây nấm tươi giòn và ngọt mọng.

- Ngửi nấm có mùi thơm ngọt tự nhiên, hay có mùi hăng hắc của gỗ hoặc mùn cưa là nấm mới hái.

- Dùng tay ấn nhẹ vào ngọn nấm, nếu có nước trắng đục thì nên hỏi lại nguồn gốc, cũng như loại nấm… bởi loại nấm này thường có chứa độc tố, tuy hương vị ngon, độc tố không cao nhưng cũng không nên dùng.

>>Xem thêm:

Tác dụng phụ đáng lo ngại của nấm

Mẹo chọn mua, sử dụng và bảo quản nấm

Điểm mặt 8 loại nấm quan trọng cho sức khỏe

Ăn nấm kim châm không được quên những điều này

Ăn nấm chống ung thư cổ tử cung

Ảnh minh họa: Internet

Mạnh Hùng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!