Để điều trị những chứng bệnh này ở da, chúng tôi dùng laser cho hiệu quả cao.
Điều trị bớt sắc tố da
Bớt màu cà phê sữa và bớt xanh đen của Ota, hoặc nâu đen của Hori và Becker là các dạng tổn thương sắc tố da bẩm sinh lành tính có tần suất xuất hiện cao nhất, thường gặp ở người châu Á .
Bớt màu cà phê sữa có sự tích tụ dư thừa sắc tố melanin ở lớp biểu bì. Song đối với bớt Ota, Hori hoặc Becker thì sự tích tụ melanin lại nằm sâu ở lớp chân bì. Melanine tập trung trong các melanosome có đường kính khoảng 1 micron. Bớt Ota phần lớn nằm một bên mặt. Còn bớt Hori thường nằm đối xứng hai bên mặt, còn bớt Becker thường xuất hiện ở vùng bụng, có lông và ít gặp.
Trước khi laser ra đời, việc điều trị các bớt này là đã một vấn đề cực kỳ khó khăn, nhất là các loại bớt mà sắc tố melanin lại tích tụ sâu ở chân bì như Ota, Hori, ở vùng mặt. Ngày nay, với sự ra đời của các loại laser có bước sóng trùng với đỉnh hấp thụ, hoặc gần kề với đỉnh hấp thụ của sắc tố melanin, không những vậy các laser này lại tạo ra các xung cực ngắn dạng Q-switch.
Trong khoảng quang phổ khả kiến và hồng ngoại gần, melanin có độ hấp thụ cao hơn hẳn các cơ chất khác có trong da (trừ hemoglobin). Yếu tố này cộng với độ rộng xung cỡ nano giây của bức xạ laser tạo nên một hiệu ứng quang nhiệt chọn lọc mạnh ở các melanosome làm chúng bị phá vỡ trong lúc mô lành xung quanh được bảo tồn. Đây chính là cơ sở lý luận của hiệu ứng phân hủy quang nhiệt chọn lọc được Aderson nêu ra năm 1980.
Hiện đã có rất nhiều loại máy laser được ứng dụng trong y học, song không phải loại laser nào cũng dùng để điều trị bớt sắc tố được. Hiểu rõ cơ chế tương tác của laser với sắc tố melanin, chúng ta sẽ chọn được các laser đáp ứng yêu cầu điều trị.
Hầu hết các thầy thuốc trên thế giới đều sử dụng laser Nd:YAG bước sóng 1064nm, laser KTP bước sóng 532nm, laser Ruby bước sóng 694nm, các laser đều là những laser công suất cao và đều phát ra xung ở dạng Q-wsitch. Các laser nói trên, nếu phát ra ở dạng liên tục hay dang xung không phải Q-wsitch thì vẫn không dùng được, vì nó gây tổn thương nhiệt khá lớn cho tế bào lành bên cạnh sắc tố melanin
Để loại bỏ sắc tố melanin dư thừa tích tụ lại trong các bớt sắc tố bẩm sinh, không gì tốt hơn là dùng hiệu ứng phân hủy quang nhiệt của của các laser nêu trên. Tùy vào độ nông sâu của tổn thương sắc tố, ở biểu bì hay chân bì mà ta chọn bước sóng 1064, 694 hay 532nm, độ rộng xung Q-switch cùng với các thông số: công suất, mật độ công suất, năng lượng, mật độ năng lượng một cách thỏa đáng.
Hiểu rõ cơ chế tương tác của laser cùng với quy trình kỹ thuật, được giáo sư Narong Nimsakul trực tiếp giúp hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuẩn mực quốc tế.
Sau thành công của hội thảo Laser châu Á - Thái Bình Dương (năm 1999, tại Dinh Thống nhất, TP.HCM) do Việt Nam đăng cai, chúng tôi bắt đầu sử dụng các máy laser có khả năng thực hiện phân hủy chọn lọc trên sắc tố melanin vào điều trị cho bệnh nhân với kết thành công quá lớn. Từ kết quả thu được qua điều trị, chúng tôi đã đưa nguyên lý và quy trình kỹ thuật này vào các lớp tập huấn ứng dụng laser vào Y học cho các y - bác sĩ.
Laser đã và được chúng tôi sử dụng là laser loại có hai bước sóng 1064nm và 532nm được thiết lâp trong cùng một máy với độ rộng xung 6 nano giây, tạo ra mật độ năng lượng cực đại là 45J/cm2 ở bước sóng 1064nm và 21 J/cm2 ở bước sóng 532nm. Với laser Ruby có đỉnh hấp thụ cực đại với sắc tố melanin, nhưng độ xuyên sâu kém hơn Nd:YAG. nên khi áp dụng cần có sự cân nhắc. Bước sóng 532nm thích hợp cho điều trị vết cà phê sữa. Đối với bớt Otta, Hori hay Becker, do tổn thương nằm ở sâu hơn nên sử dụng bước sóng 1064nm, hay 964 trong các lần điều trị đầu, sau đó dùng 532nm cho kết quả điều trị tốt. Chúng tôi thực hiện việc điều trị theo các lần cách nhau 6 - 8 tuần. Trung bình mỗi tổn thương cần điều trị 6 lần để loại bỏ một bớt sắc tố bẩm sinh.
Tới nay nhiều loại máy laser hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam, tiêu biểu là laser Nd:YAG, KTP và laser Ruby với bước sóng và dạng xung Q-Swicth đã mang lại hiệu quả điều trị rất lớn. Tuy nhiên, để điều trị có kết quả chúng ta cũng cần phải có chế độ săn sóc da trước lúc can thiệp (chuẩn hóa da) và sau can thiệp (dưỡng da) cũng như các phương pháp che chắn tia tử ngoại và loại trừ các tác nhân gây tăng sắc tố sau can thiệp.
Nám da và phương pháp điều trị
Nám da: hay còn gọi là rám da là tổn thương lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 20 - 50, do rối loạn sắc tố thứ phát gây nên bởi nhiều nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh hay kết hợp cả hai.
Đối với rối loạn sắc tố do nội sinh, nguyên nhân chính gây ra đó là sự lão hóa theo quy luật tất yếu của da, sự thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai hoặc uống thuốc ngừa thai, những căng thẳng tâm lý kéo dài, tình trạng nhiễm độc với các hoạt chất có chứa thủy ngân, chì, corticoid kéo dài có chứa hóa mỹ phẩm...
Đối với rối loạn sắc tố do ngoại sinh, nguyên nhân trước tiên thường là do ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu lên da vùng mặt có hay không có tiềm ẩn dị ứng da do các hóa chất chứa trong mỹ phẩm, chính bức xạ tử ngoại UVA, UVB có trong ánh nắng không những gây rối loạn sắc tố da khu trú mà chính nó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, ung thư da. Rối loạn sắc tố da còn do các nguyên nhân như: sau một số bệnh lý viêm, nhiễm trùng, nhiễm độc, dị ứng da tại chỗ gây tăng sắc tố sau viêm... Hậu quả của các nguyên nhân trên để lại những vết da sẫm màu, viền nham nhở, không đều, màu vàng nhạt đến nâu sẫm, màu của sắc tố melanin. Giữa các đám da sẫm màu có thể có các vệt da lành lặn.
Các phương pháp điều trị: biết các nguyên nhân gây nám da nêu trên để ta biết dự phòng. Khi các nguyên nhân trên đã gây ra rối loạn sắc tố nám da thì mục đích của điều trị là loại bỏ sự dư thừa của sắc tố melanin và ngăn chăn không cho tái phát. Để đạt được mục đích này nhiều phương pháp đã được nêu ra, chung quy lại là xử lý các nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh và đưa hàm lượng của melanin vùng da tổn thương về trạng thái sinh lý da. Nhiều loại thuốc, kem dưỡng da, kem chống nắng, mặt nạ, các chế phẩm có chứa Hydroquinone, chế độ ăn uống, sinh hoạt đã được ứng dụng, song kết quả khó đạt được lòng mong đợi.
Từ năm 1999 đến nay, chúng tôi bắt đầu ứng dụng kỹ thuật phân hủy quang nhiệt chọn lọc của các máy laser có bước sóng trùng hoặc gần kề với đỉnh hấp thụ của sắc tố melanin (504, 694nm), phát ở chế xung (Q- switch). Nhờ có độ rộng xung cực ngắn (6-10 nano giây) nên việc loại bỏ sắc tố melanin không gây tổn thương nhiệt cho da. Hàng ngàn bệnh nhân đã được chúng tôi điều trị với kết quả hoàn mỹ. Kết quả này tương đồng với kết quả của nhiều tác giả khác trên thế giới. Sau điều trị bằng laser cũng cần ngăn chặn các nguyên nhân gây nám da nêu trên.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!