Nếu bạn biết mình bị cao huyết áp mức độ nhẹ, hãy hỏi bác sĩ của bạn về những thay đổi lối sống lành mạnh mà bạn có thể thực hiện.
Trước tiên, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy điều trị cao huyết áp mức độ nhẹ với thuốc có tác dụng tương tự như dùng thuốc cho cao huyết áp mức độ trung bình tới nặng về việc làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.
Khoảng 40% số người trưởng thành trên thế giới bị cao huyết áp và một nửa số đó được cho là mức độ nhẹ (từ 140 - 159/90 - 99). Hơn 50% người bị cao huyết áp nhẹ được dùng thuốc.
Trong vài thập kỷ qua, đã có những giả định rằng việc điều trị tăng huyết áp nhẹ, thậm chí ở những người không có yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong.
Tuy nhiên các nghiên cứu chưa xác nhận được điều này. Ngoài ra, dùng nhiều thuốc góp phần làm tăng nhanh các chi phí dịch vụ y tế.
Hãy hỏi bác sĩ của bạn về những thay đổi lối sống lành mạnh khi bị cao huyết áp mức độ nhẹ (Ảnh minh họa: Internet)
Mỹ đã chi khoảng 1% chi phí chăm sóc sức khỏe hằng năm và hơn 30% chi phí y tế công cộng để điều trị cao huyết áp, lên tới hơn 32 tỷ đôla Mỹ hàng năm.
Dùng quá nhiều thuốc cũng mang lại những nguy cơ tổn hại lớn hơn cho bệnh nhân, chẳng hạn như ngã, gãy xương đùi, nhập viện liên quan đến dùng thuốc, sức khỏe thể chất và tâm thần kém.
Thứ hai, việc đo huyết áp thiếu chính xác khiến nhiều trường hợp được chẩn đoán cao huyết áp. Cuối cùng, tập trung vào việc dùng thuốc ảnh hưởng nguồn lực đầu tư vào y tế công cộng. Cần quan tâm hơn đến những thay đổi lối sống toàn diện.
Những thay đổi này bao gồm:
- Giảm cân nặng dư thừa
- Giảm bớt muối
- Bỏ thuốc lá
- Uống ít rượu
- Tập thể dục nhiều hơn
Các bác sĩ cũng cảm thấy không hài lòng bởi thực tế họ không thể thay đổi lối sống của bệnh nhân chỉ với một cuộc trò chuyện kéo dài 5 hoặc 10 phút tại phòng khám. Yêu cầu bác sĩ hay giới y tế phải gánh vác gánh nặng này thực sự là không công bằng. Dù sao thì điều này vẫn cần thêm những bằng chứng thuyết phục trước khi được các bác sĩ khuyến cáo.
Nhấn mạnh đến sự thay đổi lối sống phù hợp với chi phí-hiệu quả, chăm sóc bệnh nhân trọng tâm, và thảo luận với một số người, như những người ở độ tuổi 40 và 50 khỏe mạnh và không mắc các bệnh khác, nên tập thể dục hoặc tự chăm sóc.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị cao huyết áp trên 65 tuổi, và nhiều người mắc các bệnh mãn tính gây trở ngại cho việc thay đổi lối sống thành công.
Trong khi bài báo này đề cập đến việc thay đổi lối sống hiệu quả, thực tế là rất khó khăn đối với nhiều người khi thực hiện những thay đổi cần thiết có ảnh hưởng đáng kể đến huyết áp.
>>Xem thêm:Hỏi biết về bệnh cao huyết áp
Vân Doãn (webmd)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!