Dù các con đường lây truyền HIV từ người này sang người khác đã được xác định rõ, nhưng sự lây truyền này vẫn còn nằm trong vòng khó kiểm soát: tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp, vẫn còn sử dụng chung bơm kim tiêm, vừa hoạt động bán dâm vừa sử dụng ma túy, vợ - chồng - bạn tình không biết tình trạng HIV của nhau nên không thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm, có thai mới phát hiện bị nhiễm HIV hoặc chủ động có thai khi đã được xác định nhiễm HIV…
Thực trạng trên dẫn đến ngày càng có nhiều phụ nữ bị nhiễm HIV mang thai, tiếp tục thai kỳ và sinh nở, do đó có nhiều trẻ sinh ra bị phơi nhiễm với HIV. Vì vậy điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ làm giảm số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ (ảnh: Internet)
Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữmang thailà 0,4%, với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6.000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36% (25% - 40%).
Việc đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch cho người mẹ cũng như theo dõi thai nghén định kỳ và chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp theo đúng hướng dẫn sẽ làm giảm thấp đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ.
Lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) xảy ra ở cả 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ mang thai (do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con, 15% - 20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ (tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ chứa HIV) và 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu...).
>>Xem thêm: Lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!