Điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Y Học Cổ Truyền - 03/29/2024

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về những phương pháp điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về những phương pháp điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần biết những nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng này. Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng thoát vị đĩa đệm như do chấn thương sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vận động quá mạnh, chơi thể thao sai cách,...

Thương gặp nhất là do việc bê vác vật nặng sai cách. Thay vì ngồi xuống bê vật nặng rồi từ từ đứng lên, không ít người có thói quen đứng rồi cúi xuống và nhấc vật nặng lên. Việc mang vác vật nặng sai tư thế như vậy dễ gây chấn thương tới đốt sống.

Một số thói quen sinh hoạt thường ngày cũng có thể ảnh hưởng xấu tới hệ xương khớp như tư thế ngồi học và làm việc không đúng khiến cột sống cong vẹo, chơi thể thao sai cách hoặc quá sức gây trật khớp, thoái hoá khớp,... Ngoài ra, những bệnh lý cột sống bẩm sinh như thoái hoá cột sống, gù vẹo, gai đôi cột sống,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

Điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những di chứng nặng nề và nguy hiểm cho bệnh nhân. Người bệnh có thể phải chịu tàn phế suốt đời do bị liệt nếu đĩa đệm thoát vị chèn ép vào tuỷ cổ. Khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, người bệnh dễ mắc chứng đại tiểu tiện không tự chủ do bị rối loạn cơ tròn.

Ngoài ra, người bệnh còn nhanh chóng bị teo cơ các chi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày và thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả những biến chứng này ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đó là chưa kể tới chi phí điều trị tốn kém. Do đó, mỗi người cần tự trang bị những phương pháp điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm ngay từ lúc này.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Tùy từng giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn, tránh làm việc và vận động quá sức, duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục đúng động tác để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác theo lời khuyên của bác sĩ như uống thuốc giảm đau, sử dụng bài thuốc Đông y, phẫu thuật, vật lý trị liệu,...

1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu

Người bệnh có thể chọn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng những phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu,... Trong đó:

  • Châm cứu, bấm huyệt: Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm thông qua quá trình kích thích vào những huyệt vị trên cơ thể, giúp cơ thể tự sản sinh ra hormone endorphine làm giảm đau.
  • Xoa bóp: Là kích thích vật lý tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, da thịt, mạch máu và các cơ quan cảm thụ giúp thay đổi thần kinh, thể dịch, nội tiết. Phương pháp này giúp bệnh nhân giãn cơ và giảm đau hiệu quả mà không cần phải dùng tới những trang thiết bị cầu kỳ.
  • Vật lý trị liệu: Có tác dụng giảm đau tương tự.

Không chỉ là những phương pháp điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu, bấm huyệt, xoa bóp châm cứu còn là cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm rất tốt.

Điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệmĐiều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y

Không chỉ có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm nhanh chóng, các bài thuốc Đông y còn giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Theo y học cổ truyền, các bệnh lý xương khớp đều bắt nguồn từ việc khí huyết cơ thể bị tắc nghẽn, suy giảm, thận hư, cơ thể suy yếu khiến nhiệt độc thừa cơ xâm nhập. Do đó, muốn điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ nguyên tắc cân bằng âm dương, mạnh gân cốt, thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết, ích khí, bổ thận kiện tỳ,...

Những vị thuốc Đông y dùng để chữa thoát vị đĩa đệm đều lành tính và an toàn. Đặc biệt, hoạt chất trong các loại thảo dược này đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên giúp giải độc, hoạt huyết, bào mòn khối thoát vị, giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng tốt mà còn phụ thuộc vào trình độ của dược sĩ và chất lượng thảo dược. Vì vậy, bệnh nhân cần căn cứ vào nhiều khía cạnh để lựa chọn bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm thích hợp. Dưới đây là một số bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm để bệnh nhân tham khảo và áp dụng.

  • Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước

Cỏ xước là một trong những loại cây thảo dược quý có khả năng điều trị hiệu quả các chứng bệnh đau thần kinh toạ, đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay, phong thấp, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tụ máu do chấn thương,...

Dùng rễ cỏ xước 20g, lá thông 12g, ý dĩ 20g, ngải cứu 12g, đỗ trọng 16g, cẩu tích 12g, tô mộc 12g, củ ráy sao vàng 12g, thiên niên kiện 12g, lá lốt 16g. Cho tất cả các nguyên liệu nói trên vào ấm sắc cùng 6 bát nước còn 2 bát nước cốt, chia uống 2 lần/ngày. Kiên trì dùng bài thuốc này từ 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt cũng là nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm, giá rẻ mà lại có tác dụng giảm đau, trị tê bì chân tay, phong thấp rất hiệu quả. Cách chữa thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh toạ bằng lá lốt rất đơn giản, chỉ cần lấy một nắm lá lốt đem rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi lấy nước cốt uống hàng ngày.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp đun thêm nước lá lốt để ngâm chân. Nếu kiên trì áp dụng cách này, những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm sẽ giảm thiểu nhanh chóng.

  • Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây dền gai

Sử dụng cây dền gai cũng là một cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả và đơn giản. Người bệnh cần rửa sạch cây dền gai rồi phơi khô và đem sắc nước uống hàng ngày thay cho nước lọc. Nước thuốc cây dền gai có vị thanh mát, đắng ngọt nên rất dễ uống mà lại nhanh chóng xua đi cảm giác đau nhức do bị thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần nhớ cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y chỉ thích hợp với giai đoạn bệnh nhẹ. Trường hợp bệnh đã chuyển nặng và gây cảm giác đau đớn nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhanh chóng chọn các biện pháp chữa trị khác hiệu quả hơn.

Điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

2. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm như mini-COD, tia laser, gắn đĩa đệm silicon, mổ hở, mổ nội soi,... Tuy vậy, đa phần bệnh nhân không muốn chọn cách điều trị thoát vị đĩa đệm này bởi lo bị đau đớn, biến chứng cũng như chi phí tốn kém và khả năng tái phát cao.

Trên thực tế, thay vì chọn cách phẫu thuật, không ít bệnh nhân hiện lựa chọn phương pháp kéo giãn cột sống để điều trị thoát vị đĩa đệm. Kéo giãn cột sống là phương pháp sử dụng lực cơ học để tác động vào cột sống theo chiều dọc nhằm làm giãn nở khoảng cách giữa các khoang gian đốt.

Trong các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, đây là cách duy nhất tác động vào căn nguyên gây bệnh đó là: mở rộng lỗ tiếp hợp, cho phép giải phóng tức thì sự chèn ép lên dây thần kinh; làm giảm áp lực nội đĩa đệm giúp thu nhỏ khối thoái vị; làm giãn cơ tích cực và điều chỉnh những sai lệch trong cột sống cũng như các khớp đốt sống.

Nhờ vậy, phương pháp kéo giãn cột sống giúp bệnh nhân hết đau ngay sau đợt trị liệu đầu tiên; tăng tầm hoạt động của đốt sống bị hạn chế do tổn thương; khôi phục lại hình dáng của cột sống cũng như tạo điều kiện để các đĩa đệm mới bị thoát vị hoặc thoát vị nhẹ có thể tự trở lại vị trí ban đầu.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này thích hợp cho trường hợp viêm cột sống dính khớp tại giai đoạn chưa bị dính khớp; vẹo cột sống; đau lưng; sai khớp đốt sống mức độ nhẹ; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ; đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh toạ, đau lưng do thoát hoá đốt sống chèn ép lên dây thần kinh.

Để biết cách áp dụng những bài tập kéo giãn cột sống một cách chi tiết, an toàn và hiệu quả, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có sự tư vấn, hướng dẫn và theo dõi cẩn thận của bác sĩ sao cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó không có bất kỳ phương pháp điều trị hiệu quả nào hơn là sớm áp dụng những cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là những cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm đơn giản nhất mà ai cũng nên ghi nhớ:

  • Với những người làm nghề phải đứng, ngồi, cúi lâu, cứ 1 giờ cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế. Nếu thấy đau cần tắm nước nóng, chườm nóng, tự xoa vuốt vùng lưng, cổ, vai,... Tập thói quen xoa bóp toàn thân vào mỗi sáng sớm sau khi thức dậy.
  • Lao động vừa sức: Đây là điều vô cùng quan trọng bởi tải trọng của cột sống – đĩa đệm chỉ có thể chịu được một sức nặng nhất định. Do đó, nếu bạn quá gắng sức sẽ khiến hệ thống này hư hỏng và làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Với những vật nặng, tốt nhất nên được mang vác khiêng bởi nhiều người hoặc dùng xe nâng, máy móc thay thế.

Điều trị hiệu quả và cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

  • Không đột ngột sử dụng lực cơ học mà phải từ từ san sẻ lực, biết phân chia công việc từ ít tới nhiều, từ thấp lên cao để tránh gây tổn thương lên cột sống.
  • Luôn làm việc đúng tư thế: Đây là cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất bởi khi làm việc đúng tư thế, lực cơ học sẽ luôn có hướng từ trên xuống dưới và nhờ vậy, đĩa đệm không bị chèn đẩy khỏi vị trí ban đầu mà chỉ phải chịu một lực nén từ trên xuống dưới, tránh nguy cơ thoát vị.
  • Tư thế lao động, làm việc đúng là luôn giữ thẳng cột sống, kể cả khi mang vác vật nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện những công việc trong sinh hoạt thường ngày như lái ô tô, bế trẻ nhỏ, giặt giũ, rửa bát,...
  • Tuân thủ chế độ làm việc hợp lý để đĩa đệm có thời gian hồi phục. Theo các bác sĩ, cứ sau khoảng 2 giờ làm việc, cần để đĩa đệm được nghỉ ngơi 15 – 20 phút để tăng sức bền, sức mạnh và tránh bị thoái hoá.
  • Để các cách điều trị và phòng tránh thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc hay phẫu thuật, người bệnh cũng cần tích cực rèn luyện thân thể; duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều vitamin và canxi, uống nhiều nước; sinh hoạt hợp lý và luôn giữ thẳng cột sống trong mọi hoàn cảnh.

Bài viết được bác sĩ Đông y bảo trợ thông tin

Minh Thùy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!