Ở giai đoạn này, nhiều khối u đã xâm lấn qua thành trực tràng và có thể đã lan ra những mô lân cận, nhưng vẫn chưa di căn tới hạch bạch huyết.
Ung thư trực tràng giai đoạn II thường được điều trị phẫu thuật như cắt trước thấp, cắt bỏ trực tràng và nối đại tràng-hậu môn, hoặc cắt bụng-đáy chậu (tùy thuộc vào vị trí của khối u trên trực tràng) cùng với hóa trị liệu và xạ trị.
Ở giai đoạn này, nhiều khối u đã xâm lấn qua thành trực tràng và có thể đã lan ra những mô lân cận, nhưng vẫn chưa di căn tới hạch bạch huyết. (Ảnh minh họa: Internet)
Đa số bác sĩ hiện nay thường ưu tiên xạ trị kết hợp với hóa trị liệu trước khi phẫu thuật (trị liệu bổ trợ trước phẫu thuật) và sau đó hóa trị bổ sung sau phẫu thuật, tổng thời gian trị liệu trong vòng 6 tháng (bao gồm thời gian kết hợp hóa trị liệu và xạ trị). Hóa chất kết hợp với xạ trị thường là 5-FU hoặc capecitabine (Xeloda). Hóa trị sau phẫu thuật có thể là phác đồ FOLFOC (oxaliplatin, 5 FU, và leucovorin), CapeOx (capecitabine cộng oxaliplatin) hoặc chỉ capecitabine đơn thuần tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu liệu pháp bổ trợ trước phẫu thuật đủ để thu nhỏ khối u, thì đôi khi có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ trực tràng trọn chiều dày trực tràng qua đường hậu môn thay vì phẫu thuật cắt trước thấp hoặc cắt bụng-xương cụt xâm lấn hơn. Cách này có thể giúp bệnh nhân tránh bị cắt đại tràng. Nhưng có một vấn đề khi dùng thủ thuật này là bác sĩ phẫu thuật khó quan sát được liệu ung thư có di căn vào hạch hoặc vùng chậu hay không. Vì lý do này, thủ thuật thường không được khuyến nghị.
>> Xem thêm:
Tư vấn trực tiếp: Phòng chống ung thư vú
Nguy cơ ung thư vú từ thức ăn đường phố
Để cuộc 'yêu' hoàn hảo sau phẫu thuật ung thư vú
Hỏi đáp về bệnh ung thư trực tràng
Vũ May (Cencer)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!