Xoắn khuẩn giang mai là vi khuẩn gây ra bệnh giang mai, một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Vậy xoắn khuẩn giang mai là vi khuẩn gì? Có cách nào điều trị bệnh giang mai không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.
Xoắn khuẩn giang mai là gì?
Theo các bác sĩ, đây là một loại vi khuẩn gây ra bệnh giang mai. Chúng mang những đặc điểm đặc trưng riêng nhưng có chung đặc điểm là: có hình lò xo, gồm 6 đến 14 vòng, đường kính ngang lớn hơn 0,5μ, chiều dài dao động từ 6 - 15μ và gồm 3 loại xoắn khuẩn di động.
Xoắn khuẩn giang mai di chuyển theo trục dọc kiểu xoáy đinh ốc.
Xoắn khuẩn giang mai di động kiểu lắc lư như quả lắc đồng hồ.
Xoắn khuẩn giang mai di động lượn sóng.
Đặc trưng của các xoắn khuẩn giang mai
Đặc trưng lớn nhất của loại khuẩn này là có sức sống yếu, phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống của nó. Xoắn khuẩn giang mai sống lâu nhất là ở môi trường ẩm ướt ( có thể sống khoảng 2 ngày) và chúng rất dễ bị tiêu diệt ở các môi trường khác. Bởi vậy nên tốc độ lây lan của bệnh giang mai hạn chế hơn rất nhiều so với các bệnh khác trong những bệnh xã hội.
Cũng vì đặc trưng trên nên bệnh giang mai không thể bị mắc do tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng, vật dụng hay đồ sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Con đường lây lan chủ yếu của bệnh giang mai đó là con đường tình dục. Cụ thể là khi giao hợp quá mạnh, sẽ có nguy cơ làm tổn thương các bộ phận sinh dục,từ đó xoắn khuẩn giang mai sẽ theo các vết xước đó xâm nhập vào cơ thể người, có thể là các cơ quan sinh dục, qua hậu môn hay miệng... Một số con đường khác có thể lây lan như qua đường truyền máu, nguyên nhân do điều trị bệnh không sử dụng bảo hộ lao động hoặc lây từ mẹ sang con.
Cơ chế gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai
Xoắn khuẩn giang mai khi vào cơ thể người và gây bệnh sẽ làm cho bệnh nhân phát triển theo 3 giai đoạn khác nhau, đến giai đoạn cuối thì người bệnh bị mắc bệnh tầm trên 8 năm thì hầu như khả năng lây bệnh sẽ giảm dần. Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc bệnh giang mai chỉ có thể được điều trị nếu mắc ở giai đoạn 1, đến giai đoạn sau thì mọi phương pháp chỉ có thể kiềm chế sự gây tổn thương của xoắn khuẩn giang mai mà thôi, còn rất khó có thể điều trị bệnh này. Mỗi giai đoạn gây bệnh thì bệnh giang mai sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Trong các bệnh xã hội thì bệnh giang mai được đánh giá là bệnh nguy hiểm nhất do xoắn khuẩn giang mai có khả năng xâm nhập và lan truyền khắp cơ thể người mắc bệnh. Cụ thể, chúng có thể gây tổn thương ở da – niêm mạc cùng nhiều tổ chức cơ quan khác của cơ thể như cơ, xương khớp và tim mạch hay thần kinh gây ra tình trạng viêm loét, thậm chí có thể phá hủy các cơ quan này... Nếu bệnh giang mai không được điều trị kịp thời, lúc bệnh chuyển sang giai đoạn 3 sẽ có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Cách điều trị xoắn khuẩn giang mai như thế nào?
Có 4 bước để điều trị bệnh giang mai như sau:
Xét nghiệm bệnh giang mai
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bạn. Trên thực tế, tùy vào từng giai đoạn sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau.
Khống chế vi khuẩn
Ở bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành khống chế vi khuẩn trong cơ thể người bệnh bằng cách điều trị hệ miễn dịch cân bằng, có thể dùng những phương pháp tác động vào gen mầm bệnh để phá hủy cấu trúc gen cũng như khiến cho vi khuẩn không thể sản sinh, đồng thời giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh giang mai.
Diệt khuẩn
Đây là bước thứ 3 khi điều trị xoắn khuẩn giang mai. Khi thuốc tác động lên ổ bệnh giang mai chúng sẽ tác động toàn diện và nhanh chóng tiêu diệt bệnh, có thể xóa chất độc do mầm bệnh sản sinh ra, đồng thời giúp hồi phục các chức năng sinh lý của các cơ quan tổ chức.
Miễn dịch và hồi phục sức sống của các tế bào
Đây là bước cuối cùng trong các bước điều trị xoắn khuẩn giang mai. Bước này sẽ làm tái tạo tổ chức lại các tế bào bị tổn thương, cũng như tiêu diệt mầm bệnh và tránh bệnh tái phát.
Bệnh giang mai là bệnh lý nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai gây ra qua con đường tình dục không an toàn. Lily & WeCare khuyên bạn khi nghi ngờ mình mắc bệnh nên đi khám bác sĩ để có những biện pháp điều trị kịp thời.
Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại Xander
Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.
Top địa chỉ vàng khám bệnh giang mai ở Hà Nội mà bạn nên biết
Có nên kết hôn khi mắc bệnh giang mai không?
Bệnh sùi mào gà có tự hết không?
Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?
Xét nghiệm TPHA định tính là gì và có công dụng gì?
Hiện Xander cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.
Chi phí xét nghiệm TPHA
- Giá xét nghiệm TPHA của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Xem thêm:
- Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
- Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!