Bạn cần biết gì khi con bú sữa mẹ?
Một vài tuần đầu tiên sau khi sinh, trẻ bú sữa mẹ bắt đầu ngủ ít thường xuyên hơn và ngủ dài hơn vào buổi tối. Bạn có thể chắc chắn rằng bé đủ no nếu bé:
- Trông tỉnh táo, hài lòng và lanh lợi;
- Đang dần tăng cân, tăng trưởng và phát triển;
- Ăn từ 6 đến 8 lần mỗi ngày;
- Tã bị ướt và bị bẩn thường xuyên.
Bé có thể không ăn no nếu không có biểu hiện thỏa mãn, bé thậm chí có thể khóc liên tục và hay cáu kỉnh sau khi ăn. Bạn hãy cho con mình đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bé có bất kì một trong những dấu hiệu trên.
Hãy nhớ rằng sau khoảng một tháng, trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đi tiêu ít hơn trước. Khi bé được khoảng 2 tháng tuổi, bé có thể không đi tiêu sau mỗi lần ăn, hay thậm chí là mỗi ngày. Tuy vậy nếu con bạn vẫn chưa đi tiêu sau 3 ngày, hãy đưa bé đi khám bác sĩ sớm.
Trong suốt giai đoạn phát triển nhanh chóng này, con bạn sẽ muốn được ăn thường xuyên hơn. Với số lần ăn ngày càng tăng, cơ thể mẹ sẽ tự tăng lượng sữa sản xuất cho bé để nguồn sữa của mẹ và nhu cầu của bé sẽ cân bằng lẫn nhau.
Trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ nên được bổ sung vitamin D trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Tuy vậy việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm chức năng, nước, nước trái cây và thức ăn dặm thường thường không cần thiết.
Bạn cần biết gì khi con bú bình?
Con bạn sẽ trở nên tỉnh táo hơn khi được vài tuần tuổi. Bé sẽ bắt đầu thủ thỉ và cười đáp lại bạn, vì vậy bạn và bé sẽ tương tác với nhau nhiều hơn trong lúc ăn.
Trẻ sơ sinh thường tiêu hóa sữa bột chậm hơn so với sữa mẹ, vì vậy nếu bạn cho bé bú bình, bé có thể ăn ít hơn so với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Khi con bạn phát triển, bé sẽ có thể ăn nhiều hơn với số lần bú trong ngày ít hơn. Ngoài ra bé còn bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Trong tháng thứ hai, trẻ sơ sinh có thể uống khoảng 100 – 150ml mỗi lần bú. Đến cuối tháng thứ 3, bé có lẽ sẽ cần thêm 30ml nữa ở mỗi lần cho ăn.
Một lưu ý về sữa bột: việc cho con bạn uống quá nhiều sữa bột rất dễ xảy ra vì bé mất ít công sức để uống sữa từ chai hơn là từ ngực mẹ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng lỗ trên núm vú chai sữa đúng kích cỡ dành cho bé: chất lỏng trong bình nên nhỏ giọt chậm rãi từ các lỗ và không đổ ra ngoài. Ngoài ra, đừng bắt bé uống hết sữa trong chai khi bé có dấu hiệu của việc cảm thấy no. Bạn cũng không bao giờ được dựng chai đứng khi bé bú bình. Dựng chai đứng khi uống sữa có thể gây nghẹt thở và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai và sâu răng cho bé.
Một vài điều bạn cần biết về việc phun sữa ở bé
Nhiều trẻ sơ sinh thường phun ra một lượng nhỏ sữa sau khi ăn hay trong khi ợ. Dần dần, việc này sẽ ít thường xuyên hơn và dần biến mất khoảng 10 tháng sau đó. Việc bé phun một lượng sữa nhỏ – khoảng 30 ml – sẽ không là mối bận tâm của bạn miễn là việc này xảy ra trong vòng một giờ sau khi cho ăn và không làm bé khó chịu.
Bạn có thể giảm việc bé phun sữa ra trong một vài tháng đầu bằng các cách như sau:
- Cho bé ăn trước khi bé quá đói;
- Giữ cho bé ngồi thẳng trong khi cho ăn và trong vòng 1 giờ đồng hồ sau đó;
- Làm cho bé ợ thường xuyên;
- Tránh cho bé ăn quá mức;
- Tránh xô đẩy hay đùa giỡn quá hăng với bé ngay sau khi cho ăn.
Nếu bé phun ra một lượng lớn và dữ dội, tỏ ra cáu kỉnh trong hay sau khi ăn hoặc trông bé dường như sụt cân hay không tăng cân như mong đợi, bạn hãy cho bé đi khám bác sĩ. Ngoài ra nếu bé bị sốt hay có biểu hiện của thiếu nước (như tã không hề bị ướt), bạn nên cho con đi khám bác sĩ ngay.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!