Nhiều nhà thuốc cố tình đẩy giá khẩu trang lên cao khiến Cục Quản lý thị trường phải vào cuộc. Ảnh minh họa
Theo đó, công văn nêu, hiện nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCOV) gây ra đang lây nhiễm rất nhanh, nghiêm trọng và đã ở mức rất cao, diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và đã ảnh hưởng tới một số nước trên thế giới; trong đó Việt Nam có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh do có đường biên giới kéo dài với Trung Quôc.
Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Ngày 30/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố sự bùng phát của dịch bệnh là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra; số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế tại cuộc họp Tiểu ban hậu cần phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra tại Thông báo số 105/TB-BYT ngày 30/01/2020 của bộ Y tế, để chủ động đảm bảo cung ứng đủ thuốc và bình ổn giá, tránh hiện tượng găm hàng tăng giá thuốc, phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Thông báo số 105/TB-BYT ngày 30/01/2020 về việc chủ động lên kế hoạch chuẩn bị đủ cơ số thuốc cho cấp độ 3 và chuẩn bị sẵn sàng cho cấp độ 4; khẩn trương liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để lập dự trù, xây dựng kế hoạch cung ứng kịp thời các thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở, đặc biệt là các thuốc dùng để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân theo hướng dẫn tại Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCOV gây ra (sau đây gọi tắt là Quyết định số 125); đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
Tổ chức việc thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc trên địa bàn, tránh hiện tượng đầu cơ, găm hàng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm (nếu có).
Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ Y tế nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Thông báo số 105/TB-BYT ngày 30/01/2020 về việc chủ động lên kế hoạch chuẩn bị đủ cơ số thuốc cho cấp độ 3 và chuẩn bị sẵn sàng cho cấp độ 4; tiến hành rà soát tình hình mua sắm các thuốc đã trúng thầu tại cơ sở, đặc biệt là các thuốc dùng để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân theo hướng dẫn tại Quyết định số 125; cập nhật kịp thời hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh của bộ Y tế để bổ sung thuốc vào kế hoạch mua sắm và liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để được cung ứng đủ thuốc cho công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh của cơ sở.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc chủ động nắm bắt nhu cầu thực tế, tăng cường nguồn cung và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh các thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các thuốc dùng để điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân theo hướng dẫn tại Quyết định số 125 để cung ứng kịp thời khi nhận được đặt hàng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc.
Về cơ chế mua sắm các thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra: Các đơn vị thực hiện việc mua sắm thuốc theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Trường hợp cần mua sắm khẩn cấp các thuốc ngoài danh mục thuốc đấu thầu tập trung thuốc quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá, đề nghị các đơn vị báo cáo về Vụ Kế hoạch - Tài chính - Bộ Y tế (đối với bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế) hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh) cho phép thực hiện việc mua sắm thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định thầu để kịp thời đáp ứng về thời gian cung ứng thuốc.
Trường hợp cần mua sắm khẩn cấp các thuốc trong danh mục thuốc đấu thầu tập trung thuốc quốc gia hoặc danh mục thuốc đàm phán giá, đề nghị các Đơn vị tồng hợp nhu cầu sử dụng thuốc và báo cáo về Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia để kịp thời lựa chọn nhà thầu đảm bảo thời gian cung ứng thuốc cho các Đơn vị. Tổng Công ty Dược Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện nghiêm túc và kịp thời các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược liên quan đến đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCOV gây ra.
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc về nguồn cung ứng thuốc, đề nghị các Đơn vị phản ánh về Cục Quản lý Dược (Phòng Quản lý kinh doanh Dược - điện thoại: 024.38461525) để được hướng dẫn, giải quyết.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!