1. Khi bị bệnh
Những người mắc các bệnh sau đây nên kiêng ăn tỏi càng nhiều càng tốt.
- Bệnh về mắt: Ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
- Bệnh gan: Vốn dĩ tỏi có tính hăng, lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng, về lâu dài sẽ bị tổn thương.
Hơn nữa, trong tỏi có thành phần dễ bay hơi nên khi ăn vào cơ thể sẽ có thể làm giảm hemoglobin trong máu, dẫn đến thiếu máu và khiến cho bệnh gan càng nặng nề hơn.
- Bị tiêu chảy: Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy (tức là đường ruột có vấn đề) mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
2. Khi đói bụng
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
Ảnh minh họa
3. Khi đang uống thuốc
Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Vậy nên, cho dù đang dùng bất kì toa thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết có phải kiêng những gì không nhé.
Những tác hại có thể gặp khi ăn tỏi
- Ngộ độc: Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Dị ứng: Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa: Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!