Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Kỹ năng sống - 04/29/2024

Tỷ lệ tử vong của một căn bệnh bất kỳ thực chất phụ thuộc vào yếu tố địa lý, nói cách khác là địa điểm bùng phát dịch bệnh.

Dịch bệnh Ebola khủng khiếp đang hoành hành ở châu Phi thật sự đáng sợ, nhưng không quá mức như nhiều người vẫn tưởng tượng...

Hiện nay, cả thế giới đang hướng sự chú ý vào những diễn biến mới nhất của dịch bệnh do vi-rút Ebola gây ra. Ngay tại Việt Nam, tuy chưa có trường hợp nào nhiễm bệnh này song những khuyến cáo của các cơ quan chức năng đã được phổ biến rộng rãi tới người dân.

Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên, có một thực tế đó là Ebola không khủng khiếp và kinh hoàng như nhiều người tưởng tượng. Sự đáng sợ của nó được thổi phồng bởi những hiểu lầm mà không phải ai cũng biết…

 1. Ebola không phải là căn bệnh gần như chắc chắn gây tử vong

Trong thời gian gần đây, thông tin về tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm Ebola lên tới 90% đã làm rất nhiều người hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, phải khẳng định một điều, đây không hoàn toàn là số liệu chính xác tuyệt đối.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Hình ảnh vi-rút ‘sát nhân’ Ebola dưới kính hiển vi

Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tử vong của một căn bệnh bất kỳ thực chất phụ thuộc vào yếu tố địa lý, nói cách khác là địa điểm bùng phát dịch bệnh. Lật lại quá khứ, những bệnh nhân mắc Ebola đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở Đức và Yugoslavia năm 1967. 

Tỷ lệ tử vong khi đó của căn bệnh này là khoảng 23%. Trong khi đó, khi dịch bùng phát ở châu Phi năm 1976, tỷ lệ tử vong ở Congo lên tới 88% (280 ca tử vong trên tổng số 318 người nhiễm).

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Bức ảnh chụp bác sĩ Peter Piot (áo đen bên phải) trong chuyến đi tới châu Phi và tìm ra vi-rút Ebola

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Mộ của những bệnh nhân Ebola trong đại dịch năm 1976 ở châu Phi

Như vậy, rõ ràng tỷ lệ tử vong của căn bệnh này nói riêng cũng như các bệnh khác nói chung phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm nhiễm bệnh, điều kiện khí hậu cũng như cơ sở vật chất, chăm sóc bệnh nhân. Đây mới chính là yếu tố quyết định tới việc chữa trị thành công sốt xuất huyết do vi-rút Ebola gây ra.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Tỷ lệ tử vong do vi-rút Ebola gây ra chỉ cao tại những nơi có điều kiện chăm sóc thiếu thốn như châu Phi mà thôi

2. Ebola là căn bệnh có thể chữa trị

Cho tới nay, chưa có một vắc-xin đặc hiệu nào được công nhận là chữa trị thành công bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Ebola gây ra. Sự thật này khiến phần lớn chúng ta tin rằng, Ebola là căn bệnh không thể chữa trị, người bệnh chỉ có thể chờ chết hoặc khỏi nhờ… may mắn. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Công cuộc tìm kiếm vắc-xin đặc trị vi-rút Ebola vẫn còn bế tắc...

Trên thực tế, tuy chưa có vắc-xin song bệnh nhân nhiễm Ebola hoàn toàn có thể sống sót nếu được chăm sóc, khám chữa cẩn thận. Theo các chuyên gia y tế hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả cho người nhiễm Ebola bao gồm truyền dịch qua tĩnh mạch, truyền máu, kháng sinh điều trị nhiễm trùng, máy thở oxy… 

Nếu tuân theo đúng quy trình này, người bệnh có thể vượt qua căn bệnh quái ác.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

... nhưng chỉ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách...

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

... đại dịch do vi-rút Ebola gây ra hoàn toàn có thể bị ngăn chặn nhanh chóng

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

So với Ebola, sốt rét, viêm phổi, tiêu chảy thậm chí còn gây ra thiệt hại khủng khiếp hơn rất nhiều

Một minh chứng khác, đó là việc vi-rút Ebola thực ra chỉ gây ra cái chết cho khoảng 1.000 người ở châu Phi trong sáu tháng vừa qua. Song cũng trong khoảng thời gian đó, khoảng hơn một triệu người ở châu Phi đã tử vong vì viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét… - những căn bệnh còn đáng sợ hơn. 

3. Vi-rút Ebola không có tốc độ lây truyền nhanh nhất

Với sự hoành hành ở châu Phi, sốt xuất huyết do vi-rút Ebola được rất nhiều người cho rằng là căn bệnh truyền nhiễm phát tán nhanh nhất. Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Dưới góc nhìn sinh học, vi-rút Ebola thực ra còn phát tán rất kém. Vi-rút này không thể lây nhiễm và không khí như sởi, thủy đậu, lao, đậu mùa, cảm cúm.

Thay vào đó, chúng chỉ có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là với các chất dịch cơ thể như máu, nước bọt… Sở dĩ mà vi-rút Ebola phát tán mạnh mẽ tới vậy ở châu Phi là bởi thói quen sinh hoạt kém vệ sinh của người dân khu vực này.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Ở khoảng cách hai người như thế này, vi-rút Ebola thậm chí cũng khó xâm nhập cơ thể qua đường không khí

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Thi thể nạn nhân mắc bệnh là một trong những nguồn phát tán vi-rút Ebola

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Những địa điểm đông người là môi trường lý tưởng cho vi-rút Ebola ‘tác oai tác quái’

Do đó, thực tế bạn hoàn toàn có thể tránh xa Ebola bằng cách rửa tay xà phòng nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với các loại dịch cơ thể của người lạ hay những người bị nghi ngờ nhiễm Ebola.

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

Tuân thủ các khuyến cáo y tế...

Không nên quá hoảng sợ dịch Ebola

... đặc biệt là rửa tay xà phòng nhiều lần có thể giúp bạn tránh lây nhiễm vi-rút Ebola

4. Thử nghiệm vắc-xin trực tiếp trên người càng sớm càng dễ đẩy lùi dịch Ebola

Trong tình hình dịch Ebola đang tiến triển rất nhanh, các chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu và phát triển một loại huyết thanh có tên Zmapp. Huyết thanh này đã được tiêm thử cho một số đối tượng nhiễm Ebola và ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Trước diễn biến ấy, nhiều người cho rằng cần phải đưa huyết thanh này phổ biến rộng rãi để chặn đứng đại dịch này.

Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là một nhận định chính xác. Theo các chuyên gia y tế, bất cứ loại thuốc hay vắc-xin nào trước khi được sản xuất rộng rãi cũng đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt kéo dài từ 10 - 15 năm.

Trong suốt quãng thời gian ấy, vắc-xin cần được thử nghiệm trên động vật sau đó mới thử nghiệm trên người trong 5 - 10 năm để đo lường các phản ứng phụ và tìm ra liều lượng phù hợp.  

Nếu đi tắt quy trình này, những sự cố hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, không những dịch Ebola không được dập tắt mà còn có nguy cơ biến chứng và nguy hiểm hơn.

Tạm kết: 

Rõ ràng, vi-rút Ebola đang gây nên một trong những đại dịch đáng sợ ở châu Phi cũng như có nguy cơ lan rộng trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà trở nên hoang mang và hoảng sợ. 

Thay vào đó, hãy giữ thái độ lạc quan và tuân thủ đầy đủ những khuyến cáo y tế của các cơ quan chức năng để phòng tránh sự lây nhiễm của vi-rút này ngay từ bây giờ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!