Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não, vừa là nguy cơ gây đột quỵ thiếu máu não.
Trong đột quỵ chảy máu não có 60 - 70% đột quỵ não có liên quan với tăng huyết áp, còn trong đột quỵ thiếu máu não thì 50 - 60% có liên quan tới tăng huyết áp.
Như vậy vẫn còn khoảng 40 - 45% đột quỵ não không do tăng huyết áp, đây là một tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, cộng đồng thường hiểu chưa đúng rằng nếu tôi không bị tăng huyết áp thì sẽ không bị đột quỵ não.
Những nhận thức sai lầm trên phần chính là do sự tuyên truyền quá mức về bệnh tăng huyết áp, trong khi đó lại thiếu hẳn thông tin về nhiều nguy cơ khác gây ra đột quỵ não.
Tỷ lệ đột đột quỵ không liên quan tới tăng huyết áp là khá lớn (Ảnh minh họa: Internet)
Một số yếu tố nguy cơ chính khác hay gặp với tỷ lệ cao gây đột quỵ não là: giảm axit folic 50-75%, xơ vữa động mạch 30-50%, rối loạn lipid máu 30-45%, nghiện thuốc lá 25-35%, tăng hoóc-môn cystein máu 20-30%, bệnh rung nhĩ 15-25%, nghiện rượu 15-25%, đái tháo đường 12-20%, béo phì 12-20%, bệnh gút 7-10%.
Đây là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não có thể cải biến được, nguy cơ càng cao nếu người bệnh cùng lúc mắc nhiều yếu tố nguy cơ. Chúng ta hoàn toàn có thể khảo sát, đánh giá và kiểm soát được chúng.
Nếu kiểm soát được tăng huyết áp, giảm axí folic, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rung nhĩ, thiếu vitamin B6, B12; gần đây nhiều nghiên cứu nói đến vai trò của các chất chống ôxy hóa; đồng thời loại bỏ uống rượu nhiều, nghiện thuốc lá, béo phì, ăn mặn, ít vận động... thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được đột quỵ não.
Như vậy cần tránh nhận thức sai lầm rằng với người không bị tăng huyết áp thì không có nguy cơ đột quỵ não. Với người trên 50 tuổi, những người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não thì cần đến các trung tâm đột quỵ não, với bác sĩ chuyên khoa và các xét nghiệm chuyên ngành.
Trên cơ sở đó đề ra biện pháp cụ thể, khắc phục sớm với từng người thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh bị mắc bệnh đột quỵ não.
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!