Vi sóng TATO: công nghệ đốt u thế hệ mới
Điều trị u tuyến giáp, tuyến vú lành tính bằng vi sóng TATO (công nghệ Microwave bằng máy TATO) là công nghệ mới nhất được đánh giá hiệu quả hiện nay.
Cơ chế hoạt động của máy đốt u TATO là sử dụng năng lượng vi sóng truyền vào đầu kim điện cực làm phân tử nước xung quanh đầu kim dao động với vận tốc hàng tỷ lần/giây tạo ra nhiệt lượng 60-100oC trong thời gian đủ để làm chết tế bào khối u tại chỗ trong phạm vi mô được tác động.
Minh họa cơ chế hoạt động của kim điện cực (ảnh minh hoạ)
Nhờ điều trị xâm lấn tối thiểu, phương pháp này hạn chế được rất nhiều nhược điểm so với các phương pháp điều trị u lành tính truyền thống như phẫu thuật, điều trị bảo tồn hay sử dụng sóng laser.
Ưu điểm nổi bật là không để lại sẹo; giảm thiểu nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng; không gây mê mà chỉ gây tê tại chỗ; thời gian điều trị cực ngắn với 30-60 phút cho một liệu trình. Đặc biệt, bệnh nhân không cần lưu viện, sau khi xuất viện có thể hoạt động bình thường. An toàn trong quá trình thực hiện, hầu như không có biến chứng và không tái phát là kết quả ghi nhận được sau hàng ngàn ca điều trị u lành tính bằng vi sóng TATO đã thành công trên thế giới.
Đốt u bằng vi sóngTATO có gì khác sóng cao tần?
Đốt u bằng sóng cao tần (RF hay RFA: Radiofrequency Ablation) là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh (200-1200 MHz). Phương pháp này vốn được biết đến với các ưu điểm tương tự như đốt u bằng vi sóng TATO như liệu trình điều trị ngắn, bệnh nhân không cần gây mê, có thể xuất viện ngay trong ngày; ít để lại sẹo; giảm nguy cơ chảy máu.
Tuy nhiên, so với sử dụng năng lượng vi sóng TATO, phương pháp RF bộc lộ những nhược điểm đáng kể:
Thứ nhất là nguy cơ bỏng da hoặc tái phát cao hơn. Cơ chế hoạt động của phương pháp RF khiến đầu kim điện cực sinh nhiệt lớn nên nếu khống chế nhiệt không tốt có thể làm cháy khối u và gây bỏng da, tổn thương các mô lân cận (quan sát quá trình đốt nhiệt có thể thấy mỗi đầu kim RF phải có một đường nước đi vào làm mát) hoặc ngược lại là chưa triệt tiêu hoàn toàn tế bào làm ong khả năng tái phát. Đây cũng là lý do, sau một liệu trình điều trị, bệnh nhân luôn phải tái khám kéo dài khoảng 5 lần/năm và có thể phải đốt lại sau 9-12 tháng.
Các bác sĩ đang tiến hành một ca đốt u tuyến giáp lành tính bằng visóng TATO cho một bệnh nhân (ảnh minh hoạ)
Ngược lại, phương pháp TATO chỉ đưa năng lượng sóng vào đầu kim điện cực truyền dao động vào phân tử nước, có thể xác định phạm vi tác động dựa trên các tính toán vật lý khiến cho việc khống chế năng lượng một cách chính xác, đầu kim không sinh nhiệt nên không cần đường nước đi kèm đầu đốt để làm mát. Trong phạm vi được tác động, một khi phân tử nước đã mất đi thì dao động sẽ dừng lại khiến cho khối u không bị than hóa, không gây cháy da. Bệnh nhân sau đốt u chỉ cần tái khám 1-2 lần.
Thứ hai, đốt nhiệt bằng RF thông thường chỉ sử dụng 1 đầu kim/lần đốt. Bệnh nhân có u kích thước lớn quá 3cm hoặc nhiều khối u phải chia ra thực hiện nhiều lần. Bên cạnh đó, các đầu kim này có chung một cổng truyền năng lượng nên chỉ thích hợp sử dụng cùng lúc trong điều kiện lý tưởng là các u có kích thước bằng nhau mà thôi.
Minh họa các đầu kim điện cực đa kích thước của máy TATO
Nhưng phương pháp TATO do khống chế dao động một cách chính xác, lại thêm cấu tạo đa đầu dò, đa kích thước cho phép nhiều đầu kim thâm nhập và có thể đốt được các u có kích thước lớn hơn (5cm), hoặc số lượng đốt tới 4 u cùng một lúc với kích thước hoàn toàn khác nhau tiết kiệm rất nhiều thời gian mà vẫn an toàn cho người bệnh.
Việt Nam hiện đã ứng dụng thành công kỹ thuật đốt u bằng vi sóng TATO, điều trị khỏi hoàn toàn cho hàng trăm bệnh nhân bị u lành tính tuyến giáp, tuyến vú đồng thời mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân khác đang sống chung với các căn bệnh này./.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!