Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!

Bạn Cần Biết - 04/20/2024

Mứt là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, không chỉ là vật chất mà còn về mặt tinh thần. Dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng liệu có nên ăn nhiều mứt hay không?

Mứt là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, không chỉ là vật chất mà còn về mặt tinh thần. Dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng liệu có nên ăn nhiều mứt hay không?

Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!

Mứt Tết là món ăn cổ truyền của Việt Nam, mang trong mình tinh hoa văn hoá hướng về nguồn cội. Một hộp mứt Tết “chất lượng” là phải có khoảng chục loại hương vị khác nhau, màu sắc phải hài hoà, bao bì phải bắt mắt, hấp dẫn. Thế những đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu trong hộp mứt ấy có bao nhiêu giá trị dinh dưỡng không?

Ban đầu, mứt chỉ xuất hiện với những loại quả thông thường tại Việt Nam như bí đao, dừa, táo, chuối, gừng, quất,... Thế nhưng, theo sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của thị trường, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tìm được đủ loại mứt lạ lẫm như mứt kiwi, mứt dâu, mứt đào,... Nhưng dù những loại quả được mang ra chế biến có “xịn” đến đâu thì một khi đã trở thành mứt, chúng sẽ không còn giữ được giá trị nguyên bản nữa. Dưới đây là những lý do mà bạn không nên ăn nhiều mứt dịp Tết.

Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!

1. Giá trị dinh dưỡng giảm

Hoa quả luôn có riêng cho mình những vitamin và khoáng chất khác nhau, đa phần đều có lợi cho sức khoẻ. Nhưng trải qua quá trình chế biến với nhiệt độ cao và thời gian quá dài sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng ấy bị biến đối hoặc biến mất.

Ví dụ như cà chua, cà rốt, táo, mận... có hàm lượng vitamin A và C cao nhưng do tác dụng của nhiệt nên đã mất đi hoàn toàn. Cũng vì thế mà đôi khi mứt đến tay chúng ta chỉ còn là những “cái xác không hồn” – tuy vẫn giữ được hương vị và màu sắc nhưng các chất dinh dưỡng đã không còn.

2. Lượng đường quá cao

Theo Ths. Bs Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mứt bí, mứt dừa,... là những thức ăn có nhiều đường, sẽ làm đường máu tăng nhanh, chỉ nên ăn (1-2 miếng/ngày).

Công thức của mứt thường chứa rất nhiều đường, do đường có tác dụng khử những vị như chát, chua... để món mứt trở nên hài hoà hơn và có thể bảo quản lâu hơn.

Nhưng đường thì chỉ tạo ra năng lượng cho cơ thể là chính, chứ không cung cấp dưỡng chất nhiều, vậy nên ăn mứt thường xuyên sẽ khiến cơ thể thiếu chất. Không những thế, lượng đường trong mứt cũng là một trong những “ác nhân” khiến chị em tăng cân sau dịp Tết.

Dù thích ăn mứt Tết tới mấy bạn cũng nhất định phải nắm rõ những điều này!

3. Gây đầy bụng

Ăn mứt nhiều cũng dễ khiến đầy bụng, làm mất cảm giác đói, từ đó những bữa ăn chính chúng ta sẽ ăn ít đi, khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu.

Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người tiểu đường, đường huyết cao nên hạn chế ăn mứt để tránh việc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Phụ nữ có thai, người già và trẻ nhỏ cũng nên cân nhắc khi ăn mứt. Hãy ăn vừa đủ để tận hường vị Tết, nhưng không “tham” mà gặp phải những vấn đề về sức khoẻ.

Tóm lại, mứt vẫn là một món quà tinh thần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến. Tuy nhiên khi lựa chọn cho gia đình và bạn bè những hộp mứt Tết, chị em phải đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Hãy chọn sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, thông tin đầy đủ, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng.

Theo Khám Phá

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!