Các nhà nghiên cứu đã cho chuột dùng liều kháng sinh tương đương với liều được dùng cho trẻ em để điều trị các bệnh như viêm tai. Sau 3 đợt dùng liều liên tục, họ phát hiện tỷ lệ bị tiểu đường tuýp 1 tăng nhanh ở chuột.
TS. Martin Blaser thuộc Trung tâm y tế NYU Langone, New York (Mỹ) giải thích, kháng sinh làm thay đổi khuẩn chí đường ruột. Những thay đổi này sẽ dẫn tới những thay đổi khác, bao gồm việc làm biến đổi tế bào T trong hệ miễn dịch, dẫn tới tăng tình trạng viêm các tế bào sản sinh insulin ở tuyến tụy.
Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây tiểu đường tuýp 1 (ảnh minh họa: Internet)
Nhóm nghiên cứu tự hỏi liệu những thay đổi này có xảy ra theo cách tương tự ở người? Mặc dù còn quá sớm để có thể biết chắc chắn, song TS. Martin Blaser cho biết, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trẻ em bị các bệnh tự miễn như tiểu đường tuýp 1 có sự biến đổi về vi khuẩn đường ruột. Jessica Dunne - Giám đốc Quỹ Nghiên cứu về tiểu đường ở trẻ cũng cho rằng, những thay đổi khuẩn chí có thể đóng một vai trò nào đó trong bệnh tiểu đường tuýp 1, song có thể gây bệnh còn chưa được rõ.
Nguyên nhân thuốc kháng sinh mất dần tác dụng (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)
Các nhà khoa học khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên tránh xa hoàn toàn kháng sinh mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi nào nên dùng kháng sinh và chỉ dùng khi thật cần thiết.
>> Xem thêm: Xuất hiện siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!