Dầu gió, ống hít dùng làm gì?
Dầu gió là một loại thuốc bôi ngoài da và là chất lỏng được đóng trong chai thủy tinh dạng nhỏ gọn nhằm mang theo bên người. Dầu gió có màu sắc tùy thuộc nhà sản xuất: xanh lá, đỏ, cam, trắng... Ở ta, dầu gió có màu xanh lá được dùng phổ biến và được gọi là dầu gió xanh. Cũng có loại màu nâu gọi là dầu gió nâu dùng khá nhiều.
Dầu gió có thành phần chủ yếu là các bay hơi như: tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu chương não (camphor), tinh dầu (còn gọi tinh dầu - eucalyptol), tinh dầu hương nhu (eugenol). Một số dầu gió còn chứa thêm methyl salicylat, tinh dầu thông (cineol)…
Dầu gió thường được bôi hay thoa lên da để giảm đau khi bị chấn thương nhẹ (một số tinh dầu làm mát và gây tê nhẹ), giảm ngứa khi bị côn trùng chích, thậm chí dùng cạo gió khi bị cảm cúm. Ở ta, có người còn dùng dầu gió pha thật loãng với nước ấm để uống gọi là để trị cảm, đau bụng nhẹ (lưu ý, nếu có chứa methyl salicylat thì uống không tốt).
Dầu gió cũng thường được dùng bôi lên mũi (dầu gió còn được xem thuốc dùng qua mũi) là vì nhờ hơi tinh dầu giúp có tác dụng thông mũi, sát trùng đường hô hấp. Cũng nhờ chứa các tinh dầu mà dầu gió có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm đau và làm cho có cảm giác sảng khoái…
Còn ống hít là dụng cụ đưa thuốc vào cơ thể qua đường mũi. Ở đây chỉ xin đề cập đến ống hít chứa tinh dầu dùng trị nghẹt mũi, giúp thông mũi giống như bôi dầu gió lên mũi, chứ không nói đến ống hít định liều trị hen suyễn. Cũng giống như dùng dầu gió bôi lên mũi, người ta dùng ống hít hít vào mũi để có tác dụng thông mũi, sát trùng đường hô hấp. Hiện nay, trên thị trường có loại ống hít 2 đầu dùng rất tiện dụng. Nhờ có 2 đầu, 1 đầu dùng để hít thở vào đường hô hấp như ống hít giúp thông mũi khi viêm mũi hay bị cảm lạnh, còn 1 đầu chứa dầu gió dùng để thoa bôi lên da giảm ngứa khi bị mũi chích.
Dầu gió bôi da, ống hít chỉ hít thuốc vào mũi, nói chung đều là thuốc dùng ngoài nên dùng chẳng gây tác hại nào đáng kể?
Y văn thế giới đã có báo cáo, đã xảy ra tình trạng - ở nhiều nước trên thế giới, kể cả nước tiên tiến là Mỹ, Tây Ban Nha - dầu gió chứa tinh dầu bạc hà, tinh dầu chương não gây “nhiễm” đến chết người ở trẻ sơ sinh. Các thông tin báo cáo mô tả, trẻ sơ sinh bị ngộ độc vì mẹ mới sinh dùng dầu gió xức cho mình và làm dầu này dính trên mũi cháu bé. Menthol, camphor có trong dầu gió và cả trong ống hít chứa tinh dầu có tác dụng kích ứng rất mạnh hệ hô hấp của trẻ sơ sinh, khi trẻ hít phải các chất này sẽ làm trẻ ngưng thở do suy hô hấp và sau đó là ngưng tim. Phụ nữ cho con bú cũng tránh không nên dùng thuốc thoa, dầu gió chứa methyl salicylat vì thuốc có thể dính ở đầu vú, trẻ bú vú sẽ nuốt phải methyl salicylat và ngộ độc. Tóm lại, không nên dùng dầu gió, thuốc thoa nói chung có chứa tinh dầu cho trẻ sơ sinh, phụ nữ cho con bú.
Đối với thuốc dùng ngoài da như dầu gió, ống hít cũng cần sử dụng với sự thận trọng đúng mực, không phải cứ bôi lên da, hít vào mũi bừa bãi là không bị việc gì. Vì là các tinh dầu bay hơi, chúng không chỉ cho tác dụng điều trị tại chỗ mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân.
Dùng nhiều dầu gió liên tu bất tận cũng có thể cảm giá phụ thuộc giống như “nghiện”
Có lời khuyên gì về việc dùng dầu gió, ống hít?
Dùng dầu gió có lời khuyên: không thoa lên mắt hoặc bôi quá nhiều ở niêm mạc mũi, không bôi quá nhiều dầu trên da diện rộng (nhất là dùng dầu có chứa methyl salicylat vì hóa chất này độc nếu bị cơ thể hấp thu nhiều), không bôi nhiều hơn 4 - 5 lần trong ngày… Đối với người lớn là như thế. Còn đối với trẻ dưới 1 - 2 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh tuyệt đối không dùng dầu gió.
Có một số người có thói quen là thường xuyên dùng ống hít để tạo cảm giác thông mũi. Họ hầu như lúc nào cũng mang theo ống hít bên mình, một ngày hít rất nhiều lần, khi cảm thấy mũi nghẹt nghẹt, vướng vướng là hít vô tư! Nếu cứ tự ý dùng loại ống hít thông mũi này lâu dài sẽ gây nên tình trạng “nghiện” và làm giảm khả năng nhận biết về mùi.
Dùng dầu gió càng nhiều càng tốt? Không đúng, dùng nhiều dầu gió liên tu bất tận cũng có thể cảm giá phụ thuộc giống như “nghiện”. Dầu gió, kể cả ống hít có thể giúp thông mũi, chống phần nào nghẹt mũi, nhưng nếu dùng nhiều thì có thể làm tổn thương màng nhày ở mũi, gây khô rát khoang mũi. Do vậy, bạn không nên lạm dụng chúng. Chống chỉ định với đối tượng nào? Xin nhắc lại, trẻ em dưới 24 tháng và bà mẹ mang thai không nên dùng dầu gió. Bà mẹ đang cho con bú cũng cần cẩn thận khi dùng dầu gió, cần tránh dây dầu vào bầu ngực khiến trẻ bú có thể vào miệng. Có thể uống dầu gió với lượng nhỏ hay không? Trong dầu gió nếu có methyl salicylat thì chỉ nên bôi ngoài, xông, ngậm vào nhả ra không nên uống và không nên bôi vào các vết thương hở, vào mắt.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!