Có một thời gian những cái bàn đứng để làm việc đã được Hemingway, Dickens và Kierkegaard sử dụng gây không ít sự tò mò và gắn các nhân vật này với tính cách lập dị. Gần đây, mọi quan niệm đã thay đổi nhờ các nghiên cứu cho thấy rằng việc ngồi làm việc hàng ngày sẽ gắn kết với nhiều vấn đề về sức khỏe, từ bệnh béo phì, đái tháo đường đến ung thư...
Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh bởi ông James Levine, một chuyên gia về nội tiết tại Mayo Clinic, ông Levine cho biết: 'Cách chúng ta đang sống bây giờ là ngồi lỳ cả ngày, thỉnh thoảng mới được ngắt quãng bằng việc đi bộ ra bãi đỗ xe đến công sở. Ngồi làm việc đã được mặc định, nhưng giờ đây chúng ta cần phải đảo ngược là đứng để làm việc'.
Cuộc nghiên cứu của James Levine và các nhà khoa học khác đã xác nhận rằng lối sống ngồi làm việc đã gây bất lợi cho sức khỏe dài hạn. Dưới đây là 5 lợi ích sức khỏe qua cách làm việc đứng mà các nhà khoa học đã chứng minh.
Đan xen thời gian đứng và ngồi làm việc giúp cho cơ thể ngăn ngừa được 5 dạng bệnh nguy hiểm:
Giảm nguy cơ béo phì
Nhà nghiên cứu James Vlashos phát biểu trên tờ New York Times rằng: 'Chìa khóa để giảm nguy cơ béo phì là di chuyển với mức độ vừa phải suốt cả ngày'. Các nhà khoa học vẫn đang điều tra nguyên do tại sao lại có điều này.
Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, tính trung bình mỗi ngày số calori bị đốt cháy trong khi ngồi làm việc là hơn 50 calori, nhưng cũng có những thay đổi được chuyển hóa trong lúc chơi, chẳng hạn như các tế bào của cơ thể trở nên kém đáp ứng với insulin, hoặc các cơ bắp ít vận động sẽ có lượng enzym Lipoprotein Lipase thấp hơn.
Ông James Levine tin rằng đi lại và béo phì có mối liên quan với nhau, ông nói: 'Bước 1 là đứng dậy. Bước 2 là tìm cách để đứng dậy thường xuyên hơn. Bước 3 là phải di chuyển càng nhiều càng tốt. Và khi đã đứng lên, bạn thường có xu hướng phải di chuyển'.
Giảm rủi ro ở bệnh đái tháo đường týp 2 và các vấn đề tiêu hóa
Những tác động sức khỏe của việc ngồi nhiều và lợi ích của việc đứng làm việc đã được chứng minh có liên quan đến bệnh béo phì.
Một số nghiên cứu của ông James Levine và các nhà khoa học khác cũng đã khám phá ra rằng, ngồi trong một thời gian dài cũng giảm thiểu hiệu quả trong việc điều chỉnh mức độ của lượng glucose trong máu. Đây là một phần của hội chứng chuyển hóa, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
Đơn cử như một cuộc nghiên cứu vào năm 2008 đã cho thấy những người ngồi lâu trong ngày sẽ có lượng đường huyết tăng cao đáng kể, các tế bào của họ trở nên kém đáp ứng với insulin, khi mà các nội tiết tố ngừng kích hoạt trong việc hấp thụ glucose từ máu.
Ảnh minh họa: Internet
Một nghiên cứu vào năm 2003 đã cho ra những khám phá tương tự và cùng kết luận rằng những người ngồi lâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, dành nhiều thời gian ngồi có thể là một nhân tố rủi ro quan trọng hơn là số lượng thời gian để đi đây đó tập thể dục.
Giảm rủi ro bệnh tim mạch
Ngay từ những năm 1950, bằng chứng khoa học chỉ ra rằng ngồi là một thói quen xấu cho hệ tim mạch, khi đó các nhà nghiên cứu người Anh đã so sánh tỷ lệ bệnh tim mạch ở các tài xế xe buýtở London (người ngồi) và những người điều khiển máy (đứng làm việc) và khám phá ra rằng, những tài xế lái xe buýt đã mắc phải căn bệnh tim mạch và những rối loạn khác vào những năm sau đó.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã ghi nhận rằng người trưởng thành nếu ngồi hơn 2 tiếng/ngày sẽ có 125% rủi ro gia tăng các vấn đề về sức khỏe liên quan tới bệnh tim mạch, bao gồm chứng đau tức ngực và nhồi máu cơ tim.
Những phát hiện khác cũng cho thấy đàn ông ngồi hơn 5 giờ/ngày sau khi hết ca làm việc và tập thể dục ít sẽ có nguy cơ tăng gấp 2 lần suy tim so với những người tập thể dục thường xuyên và ngồi ít hơn 2 giờ sau khi họ hết ca làm việc.
Ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã kiểm soát tốt thời gian tập thể dục, thì những người ngồi quá lâu vẫn có rủi ro tăng hơn 34% nguy cơ hình thành suy tim hơn là những người có xu hướng đứng hoặc di chuyển.
Giảm nguy cơ ung thư
Một số các cuộc nghiên cứu đã có ý kiến rằng, việc gia tăng thời gian ngồi lâu làm việc có thể dẫn đến rủi ro cao của nhiều dạng bệnh ung thư. Ung thư vú và ung thư ruột kết có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động thể chất (hoặc thiếu tập thể dục): một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 đã khám phá ra rằng, tình trạng ngồi làm việc kéo dài có thể dẫn tới khoảng 49.000 trường hợp mắc bệnh ung thư vú và 43.000 trường hợp hình thành căn bệnh ung thư ruột kết mỗi năm tại Mỹ.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy có một sự phát triển đáng kể căn bệnh ung thư phổi (37.200 trường hợp), ung thư tuyến tiền liệt (30.600 trường hợp), ung thư nội mạc tử cung (12.000 trường hợp) và ung thư buồng trứng (1.800 trường hợp) có thể cũng là nguyên nhân của việc ngồi quá nhiều.
Cơ chế cơ bản làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học tìm thấy một số chỉ dấu sinh học chẳng hạn như chất đạm phản ứng C đã hiện diện với nồng độ cao trong máu của những người ngồi làm việc lâu. Những điều này có thể dẫn đến việc phát triển căn bệnh ung thư.
Giảm nguy cơ tử vong
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa thời gian mà một người dành để ngồi hàng giờ và nguy cơ tử vong của người đó trong một thời gian nhất định.
Chẳng hạn như một cuộc nghiên cứu ở Australia vào năm 2010 đã cho thấy, đối với những người dành thời gian ngồi nhiều giờ hàng ngày thì nguy cơ tử vong của họ trong suốt thời gian nghiên cứu (7 năm) tăng khoảng 11%. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy, nếu trung bình người Mỹ giảm thời gian ngồi khoảng 3 giờ/ngày, thì tuổi thọ của họ sẽ tăng thêm 2 năm.
Những dự án kiểm soát các nhân tố khác như chế độ ăn uống và tập thể dục đã chỉ ra rằng, ngồi cô lập một mình có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và làm tăng nguy cơ tử vong, ngay cả khi bạn chuyên cần tập thể dục, trong khi không ngồi nhiều và ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
Và mặc dù có nhiều tình huống ngoài văn phòng công sở, nơi mà chúng ta ngồi nhiều giờ (như lái xe và xem tivi), việc trải qua một số thời gian làm việc tại bàn làm việc đứng là một trong những giải pháp trực tiếp nhất. Phần lớn các chuyên gia khuyên bạn nên chia thời gian hợp lý giữa đứng và ngồi, bởi vì đứng cả ngày có thể dẫn đến đau lưng, đau đầu gối hay các vấn đề về chân.
Các chuyên gia khuyên rằng, buổi đầu làm việc, bạn đứng vài tiếng trong khi cơ thể vẫn còn đủ tỉnh táo và dẻo dai, sau đó bạn di chuyển xung quanh một chút bằng cách thay đổi vị trí ngồi, đi tới đi lui, hay thậm chí nhảy múa trong lúc làm việc.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!