Một nghiên cứu lớn của các chuyên gia Hoa Kỳ tại Đại học Harvard đã tìm ra một mối liên hệ đáng kể giữa việc tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm sữa ít béo – như sữa chua, sữa ít béo và phô mai với sự phát triển của tình trạng thần kinh.
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu từ 130.000 người theo dõi trên 25 năm, thấy rằng những người uống sữa tách kem hơn một lần một ngày có khả năng phát triển bệnh Parkinson cao đến 39% so với những người sử dụng ít hơn mỗi tuần một lần.
Điều quan trọng là, không có mối liên hệ tương tự đối với việc tiêu thụ sữa béo.
Những người uống sữa tách kem hơn một lần một ngày có khả năng phát triển bệnh Parkinson cao hơn 39% những người sử dụng ít hơn.
Khi xem xét tất cả dạng sữa có chất béo thấp, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tiêu thụ ít nhất 3 bữa mỗi ngày có tới 34% khả năng mắc bệnh Parkinson hơn những người tiêu thụ ít hơn một khẩu phần ăn mỗi ngày.
Khoảng 127.000 người ở Anh được cho là mắc bệnh Parkinson, gây ra sự run rẩy, vận động chậm và bị cứng cơ. Đây là một tình trạng báo động của thần kinh khi căn bệnh này đang tiêu diệt các tế bào của một phần bộ não. Hiện nay không có phương pháp chữa bệnh và không có cách nào để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Các chuyên gia nghi ngờ rằng tất cả sản phẩm sữa có tiềm năng làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson, bởi vì nó được cho là làm giảm hàm lượng các chất bảo vệ trong cơ thể.
Nhưng họ cũng nghĩ rằng, các thức ăn giàu chất béo làm giảm sự tác động có hại này, vì chất béo bão hoà dường như phản kháng lại quá trình đào thải các phân tử bảo vệ này ra khỏi cơ thể.
Nhà nghiên cứu Katherine Hughes, thuộc trường Harvard T.H. trường Y tế công cộng Chan ở Boston, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi là phân tích lớn nhất về mối quan hệ của sữa tới bệnh Parkinton từ trước cho đến nay". Và kết quả đã cho thấy, tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa ít béo làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Một nghiên cứu gần đây cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Parkinson bắt đầu ở ruột. Bệnh thoái hoá thần kinh dường như được kích hoạt bởi một protein trong dạ dày và lan truyền đến não thông qua dây thần kinh vagus. Dây thần kinh này kéo dài từ bụng đến não và kiểm soát các quá trình vô thức của cơ thể như nhịp tim và tiêu hoá thức ăn.
Một nghiên cứu gần đây cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Parkinson bắt đầu ở ruột.
Theo các nhà nghiên cứu từ Karolinska Instituet ở Stockholm, Thuỵ Điển, những bệnh nhân được phẫu thuật để tháo ống thần kinh ít hơn 40% so với những người không mắc bệnh Parkinson.
Tác giả nghiên cứu Bojing Liu cho biết: "Những kết quả này cung cấp bằng chứng sơ bộ cho thấy bệnh Parkinson có thể bắt đầu ở ruột. Các bằng chứng khác cho giả thuyết này là người bị bệnh Parkinson thường gặp những vấn đề về đường tiêu hoá như táo bón, và vấn đề này có thể bắt đầu từ rất lâu trước khi cơ thể phát bệnh".
Nghiên cứu vào tháng 12 năm 2016 của Viện Công nghệ California đã phát hiện thấy mối liên hệ giữa các vi khuẩn ruột kết với sự phát triển của chứng rối loạn vận động Parkinson ở chuột.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng mặc dù nguy cơ mắc bệnh tăng lên tương đối dáng kể, nhưng rất ít người có tình trạng phát triển thành bệnh Parkinson.
Trong nghiên cứu 77.864 người, những người tiêu thụ ít hơn một khẩu phần ăn mỗi ngày sữa ít béo, thì có 483 người – hay 0.6%, đã phát triển bệnh Parkinson. Còn trong số những người ăn hơn 3 khẩu phần mỗi ngày, nguy cơ tăng lên là 1%.
Tuy nhiên, các tác giả cho biết ngay cả các nguy cơ này cũng cần được nghiên cứu thêm thêm, bởi một vài nhân tố nhỏ bé "có ý" chống lại bệnh Parkinson trong cơ thể nhưng lại vô tình làm tăng nguy cơ bị bệnh Gút.
Cuối cùng, Claire Bale, người đứng đầu nghiên cứu tại Anh, cho hay: "Điều rất quan trọng ở đây là nguy cơ phát triển bệnh Parkinson vẫn còn ở mức rất thấp – khoảng 1% - ngay cả ở những người tiêu thụ rất nhiều sữa, do đó không có lý do gì để mọi người thay đổi chế độ ăn uống của họ dựa trên nghiên cứu này".
(Nguồn: Dailymail)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!