Gần 2.000 người chết mỗi ngày vì kháng sinh

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Theo báo cáo thì hiện nay có khoảng 700.000 người chết mỗi năm trên thế giới do đề kháng kháng sinh, tức 1918 người/ngày.

Trong báo cáo tại 'Hội nghị toàn cầu về các bệnh nhiễm trùng đề kháng thuốc' Lord Jim O'Neill- Chuyên gia kinh tế học, phụ trách dự án được tài trợ bởi chính phủ Anh mang tên 'Chương trình đánh giá kháng kháng sinh' đã đưa ra hồi chuông cảnh báo ước tính 10 triệu người chết mỗi năm và chí phí hàng trăm ngàn tỷ đôla.

Con số đáng báo động này do tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu tiếp theo sau là ung thư, đái đường, tiêu chảy cấp và tai nạn giao thông.

Gần 2.000 người chết mỗi ngày vì kháng sinh

Tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây tử vong (Ảnh minh họa: Internet)

Kháng kháng sinh là tình trạng đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh. Trong những trường hợp lạm dụng thuốc, dùng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định…vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển và hình thành kháng kháng sinh, những chủng vi khuẩn không nhạy cảm với kháng sinh vẫn tồn tại vì vậy rất khó tiêu diệt. Theo báo cáo thì hiện nay có khoảng 700.000 người chết mỗi năm trên thế giới do đề kháng kháng sinh.

Khi mà kháng sinh giảm hiệu quả điều trị thì các quá trình can thiệp như mổ ruột thừa, mổ đẻ, hóa trị liệu…và những bệnh nhiễm trùng như viêm bàng quang, viêm phổi… trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo Jim O'Neill thì cũng chưa quá muộn để có thể làm đảo lộn mọi chuyện nếu chúng ta tuân thủ các khuyến nghị. Các nhà khoa học đã đề ra một loạt các biện pháp:

Việc đầu tiên nên hạn chế sử dụng kháng sinh, để đạt được điều này nên có những chiến dịch truyền thông, quảng bá đến tận người bệnh và những người chăn nuôi nên sử dụng kháng sinh ít hơn, bác sĩ và các bác sĩ thú y nên hạn chế kê đơn kháng sinh, chỉ kê đơn trong những trường hợp thật cần thiết. Chăn nuôi, ngư nghiệp.. là một trong những ngành tiêu thụ nhiều kháng sinh, tạo điều kiện cho những vi khuẩn ở động vật kháng thuốc rồi ảnh hưởng đến cả con người.

Hai là cải thiện vệ sinh môi trường, dự phòng nhiễm trùng lây lan do vi khuẩn bằng cách cung cấp đủ nước sinh hoạt, nâng cao ý thức cho người dân và theo Jim O’Neill 'không nên dùng kháng sinh như ăn kẹo'.

Cuối cùng cần có giám sát chặt chẽ các bệnh nhiễm trùng và có chẩn đoán chính xác kịp thời, chính điều này sẽ làm giảm sử dụng kháng sinh và qua đó giảm đề kháng thuốc. Các nhà y học khuyến cáo cần có những đợt tiêm chủng mở rộng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh như vậy giảm sử dụng kháng sinh.

Theo báo cáo thì việc tiêu thụ kháng sinh tăng gần 40% trong khoảng thời gian từ  2000-2010. Theo kết quả nghiên cứu trong số những vi khuẩn đề kháng kháng sinh đã có mặt Klebsiella pneumonia-vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, E.coli-vi khuẩn ruột, Staphylococcus aureus và mối quan tâm đặc biệt khi đề kháng kháng sinh liên quan đến HIV, lao và sốt rét.

Bs Ái Thủy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!