Đây là phương pháp điều trị bắt buộc đối với các trường hợp gãy xương bánh chè di lệch, gãy mõm khuỷu tay di lệch, gãy lồi cầu xương cánh tay di lệch, gãy thân xương đùi người lớn, gãy di lệch gần khớp xương và nội khớp xương.
Điều trị gãy xương nhằm mục đích phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy cho được hoàn hảo, nhờ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy.
Việc điều trị gãy xương ngoài các phương pháp chính như phương pháp nắn xương, bó bột bất động và vận động; phương pháp kéo liên tục; phương pháp điều trị cơ năng và phương pháp y học dân tộc thường được thực hiện thì phương pháp điều trị phẫu thuật có nhược điểm là chậm liền xương và hay gây ra tai biến nhiễm khuẩn; vì vậy phòng phẫu thuật xương phải có đủ điều kiện chống nhiễm khuẩn tốt và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Quá trình liền xương là một quá trình sinh học phức tạp được các nhà khoa học nghiên cứu từ đầu thế kỷ thứ 18. Can xương được hình thành do sự lắng đọng của chất calci vào khối máu tụ lại ở ổ xương gãy, sự cốt hóa mô tế bào hạt, sự cốt hóa màng xương và sự xâm nhập của các tế bào bạch huyết máu... Quá trình liền xương được tiến triển qua các giai đoạn gồm: giai đoạn ứ máu, giai đoạn can xương nguyên phát và giai đoạn can xương thể xương.
Giai đoạn ứ máu
Sau gãy xương, máu tụ ở ổ gãy là nguyên liệu để tạo thành can xương non. Chung quanh ổ gãy xương có hiện tượng ứ máu, giãn mạch và thoát dịch. Khoảng 2 - 3 ngày, các tế bào phát triển mạnh mẽ. Các mạch máu mới sinh phát triển và khối máu tụ biến đổi dần thành một mô liên kết non kiểu bào thai, lấp đẩy kẽ hở giữa hai đầu xương.
Giai đoạn can xương nguyên phát
Vào khoảng ngày thứ 20 trở đi, can xương nguyên phát thể sụn được hình thành từ mô liên kết non. Lúc này hai đầu xương gãy bắt đầu dính vào nhau.
Nếu bất động càng tốt thì càng mau hình thành các bè xương trong sụn để chuyển thành can xương thể xương. Với các kỹ thuật điều trị hiện đại cố định ổ xương gãy tuyệt đối và tạo sức ép, can xương thể sụn ít xuất hiện mà can xương thể xương xuất hiện như những mối hàn khéo léo để hàn hai đầu xương gãy lại với nhau.
Phẫu thuật có nhược điểm là chậm liền xương và hay gây ra tai biến nhiễm khuẩn
Giai đoạn can xương thể xương
Các bè xương xuất hiện trong can xương thể sụn ngày càng lan rộng và gắn vững chắc hai đầu xương gãy với nhau vào khoảng thời gian từ ngày 40 đến ngày 60. Sau đó can xương được tiếp tục củng cố. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo can xương, tạo xương thì yếu tố mạch máu là yếu tố quan trọng nhất.
Thực tế máu đến xương qua màng xương là chính, qua động mạch nuôi xương vào ống tủy xương đến màng trong xương. Máu còn qua các mạch máu vào đầu xương. Máu đem đến ổ gãy nhiều chất và nhiều tế bào để tạo can xương phù hợp với cấu tạo tự nhiên và phù hợp với nhiệm vụ sinh học của xương.
Nếu trường hợp bất động kém thì can xương to xù và xấu. Khi bất động quá tốt nhờ kỹ thuật mổ xương hiện đại thì các đầu xương gãy được hàn lại bằng mối hàn xương mỏng manh sẽ không còn nhìn thấy can xương trên phim chụp X-quang nữa thì cũng không đạt được hiệu quả điều trị vì khi tháo bỏ phương tiện kim loại cố định, ổ xương gãy sẽ chịu áp lực yếu và dễ bị gãy lại.
Như vậy các đầu xương gãy chỉ cần bất động tương đối, ổ xương gãy được hàn bằng một can màng xương ở mức độ trung bình thì kết quả điều trị sẽ vững chắc hơn.
Lưu ý các mạch máu nuôi xương cần được bảo vệ, nguyên liệu máu tụ không nên lấy bỏ... vì chúng là yếu tố quan trọng để giúp hình thành can xương. Thực tế việc điều trị gãy xương được chữa trị bảo tồn theo phương pháp cơ năng sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Sau khoảng vài ba năm chụp lại phim X-quang sẽ không còn nhận biết về vết tích của ổ gãy trước kia
Có thể nói quá trình liền xương xảy ra khá độc đáo, khác hẳn với trường hợp liền da, liền gân, liền sẹo ở các vết thương nội tạng... Khi da bị rách, gân bị đứt, ruột bị thủng thì chỉ cần sau 3 tuần điều trị chỗ bị rách, bị đứt, bị thủng được khâu lại sẽ hình thành sẹo; sẹo này có tính vững chắc sau khoảng 1 đến 2 tuần và tồn tại suốt đời, quá trình liền sẹo thường kết thúc khoảng sau 1 tháng.
Trường hợp trẻ em bị gãy xương nếu hai đầu xương gãy nắn lại chưa được hoàn hảo, còn chồng lên nhau thì sau một tháng sẽ hình thành một can xương to xù, can xương này sẽ được sửa sang lại nhờ các tạo cốt bào và hủy cốt bào. Chỗ nào thừa sẽ biết mất, chỗ nào thiếu sẽ được đắp thêm xương vào; dần dần các vách xương ngăn hai ống tủy xương sẽ được đục thông.
Sự sửa sang sẽ được tiếp tục mãi và sau khoảng vài ba năm chụp lại phim X quang sẽ không còn nhận biết về vết tích của ổ gãy trước kia nữa với dấu hiệu xương khá thẳng, vỏ xương đều đặn, ống tủy xương thông như chưa hề bị gãy xương. Đối với trường hợp những người cao tuổi, sự liền xương và sự sửa sang của can xương có thể chậm hơn nhưng vẫn tiến triển theo tiến triển của quá trình liền xương.
Nguyên liệu máu tụ không nên lấy bỏ... vì chúng là yếu tố quan trọng để giúp hình thành can xương.
Mặc dù các trường hợp gãy xương này được chỉ định phẫu thuật chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 2 - 5% nhưng có nhược điểm là chậm liền xương và hay gây ra tai biến nhiễm khuẩn. Vì vậy việc phẫu thuật phải được thực hiện ở các bệnh viện có đủ điều kiện chống nhiễm khuẩn tốt, có bác sĩ chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình lành nghề và được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để tránh các tai biến và biến chứng có thể xảy ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!