Giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của dâu tây

Dinh dưỡng - 04/29/2024

Dâu tây là một loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Dâu tây là loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Mọi người thường quan niệm ăn dâu tây để chữa các loại bệnh như bệnh gan, vàng da, đau nhức và sưng tấy do viêm niêm mạc đường hô hấp, bệnh gút, viêm khớp, căng thẳng thần kinh, phù thũng, các bệnh về thận như sỏi thận, sốt, đổ mồ hôi đêm và thiếu máu.

Trái dâu còn được dùng để “làm sạch máu”, tăng cường trao đổi chất, hoãn chu kỳ kinh nguyệt và giúp “giảm cân tự nhiên”.

Khi bị phát ban, một số người còn lấy khăn gói quả dâu để chậm hoặc ấn lên vùng da bị ửng đỏ.

Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây phổ biến chứa hàm lượng cao các vitamin, chất chống oxy hóa và các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Bạn có thể ăn sống loại quả màu đỏ đa năng này hoặc ăn chung với bữa chính, xà lách trộn hay món tráng miệng.

Khẩu phần dâu tây trung bình hàng ngày chúng ta nên ăn là 200g – tương đương với 8 trái dâu lớn. Một khẩu phần dâu chứa 50 calo, 11g carbohydrate và 1g protein. Trong quả dâu không hề chứa chất béo, cholesterol hay natri.

Vitamin

Trong 200g dâu có tới 160% vitamin C theo liều lượng khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Dâu còn chứa nhiều chất folate cần thiết cho phụ nữ đang mang thai.

Chất khoáng

Trong 200g dâu tây cung cấp 170mg kali, khoảng 2% canxi và chất sắt theo tiêu chuẩn liều lượng nên hấp thu hàng ngày.

Chất xơ và đường

Một khẩu phần (200g dâu) chứa 2g chất xơ thiết yếu cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và 9g đường, chủ yếu là đường fructose.

Chất chống oxy hóa và flavonoid

Khoảng 200g dâu chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và flavonoid – hợp chất đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Công dụng của quả dâu

Dâu tây chứa các chất hóa học như chất chống oxy hóa giúp ngăn cản các tế bào ung thư nhân đôi. Những chất hóa học khác trong dâu có khả năng giảm tốc độ lão hóa thần kinh theo độ tuổi – lý do khiến các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu liệu trái dâu có giúp ngăn ngừa hay chữa trị bệnh Alzheimer và những căn bệnh làm suy giảm chức năng thần kinh khác.

Trái dâu còn giúp cơ thể:

  • Tăng cường trao đổi chất;
  • Hoãn chu kỳ kinh nguyệt.

Nhưng chúng ta còn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả thực sự của các công dụng trên.

Tác dụng phụ và cách dùng an toàn

Dâu tây khá an toàn khi ăn sống với hàm lượng vừa phải nhưng vẫn chưa có nghiên cứu về việc liệu có đảm bảo an toàn khi làm thuốc từ dâu hay không.

Thận trọng và cảnh báo

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Dâu tây khá an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú khi ăn với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, phụ nữ không nên dùng thuốc bào chế từ dâu tây với liều lượng lớn trước khi có nghiên cứu chứng minh an toàn.

Người bị bệnh máu không đông

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dâu tây quá nhiều sẽ kéo dài thời gian chảy máu, tăng nguy cơ bầm ở người mắc bệnh máu không đông. Nếu đang bị bệnh này, bạn nên cẩn trọng khi ăn dâu tây nhé.

Phẫu thuật

Ăn dâu tây nhiều có thể làm chậm đông máu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng dâu tây sẽ làm chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, bạn nên ngừng ăn dâu ít nhất trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Liều dùng

Liều lượng thích hợp cho mỗi người tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể chất và các điều kiện khác. Hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin khoa học để quyết định liều lượng phù hợp khi ăn dâu tây. Vì thế, lúc ăn, bạn nên chú ý kiểm soát liều lượng của chính mình. Bạn cũng nên cẩn thận làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm và có thể hỏi trước ý kiến bác sĩ, dược sĩ hay các chuyên gia y tế khi bạn muốn ăn dâu nhưng đang bị bệnh.

Dâu tây là một loại thực phẩm bổ dưỡng thơm ngon mà bạn nên ăn với các bữa ăn chính hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cẩn thận liều lượng vì thức ăn nào cũng sẽ trở nên nguy hiểm khi ăn quá nhiều. Hãy ăn dâu tây điều độ kết hợp với các món ăn bổ dưỡng khác để bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Phòng ngừa ung thư và hàng loạt bệnh nguy hiểm bằng dâu tây
  • Bố mẹ nên lưu ý gì khi cho con ăn dâu tây?
  • 6 lí do bạn nên cho con ăn dâu tây để có sức khỏe tốt hơn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!